432 lượt xem
Tổ yến sào chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mọi người. Ngoài ra, yến sào có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn bằng những cách khác nhau. Trong đó, Chưng cách thủy được xem là một trong những cách chế biến dễ thực hiện. Nên được các chị em nội trợ lựa chọn nhiều nhất. Đây là một phương pháp lý tưởng để sợi yến được nở đều, mềm, giữ hương vị tự nhiên mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, làm thế nào để yến chưng cách thủy được thơm ngon, cùng khám phá ngay bài viết dưới đây nhé !
Yến Sào theo nghĩa Hán Việt là cái tổ của chim yến. (“Yến”: con chim yến; “Sào”: cái tổ). Tổ Yến Sào được làm từ nước bọt của chim yến trống và chim yến mái từ những tuyến dưới lưỡi.
Điều kì diệu là nước bọt của nó bị đông cứng lại sau khi tiếp xúc với không khí. Tạo thành một hợp chất hữu cơ thiên nhiên và hầu như là một dạng tươi tự nhiên và dễ hấp thụ.
Các nhà khoa học đã nhiên cứu và đưa ra kết quả Yến Sào có 31 nguyên tố đa vi lượng. Phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca, Fe. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh, trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn có hàm lượng cao…
Trong thành phần Yến Sào còn có 18 Acid amin, một số có hàm lượng rất cao như aspartic Acid, Serine, Tyrosine, Leucine… là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hoặc chất độc hại.
Với những thành phần dinh dưỡng quý giá như trên, yến sào được xem như thần dược diệu kì cung cấp thêm cho người dùng năng lượng, tăng cường trao đổi chất, cải thiện sự tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, có tác dụng dưỡng da, đẹp da, cải thiện tình trạng của tóc.
Ngoài ra, tổ yến còn có tác dụng nâng cao hoạt động tình dục, có tác dụng bổ phổi, làm sạch đường hô hấp giúp cải thiện tình trạng hen xuyễn, lên đờm quá mức trong phổi và cổ họng, chống ho, ho ra máu và chiều hướng bị lao phổi, cũng tốt cho tim và sự tuần hoàn máu.
Tổ yến sào được xếp vào hàng “bát trân” của Việt Nam tức là một trong tám món ăn quý hiếm và được chế biến rất cầu kì. Tổ yến sào là một loại thực phẩm quý hiếm, bởi trong tổ yến sào có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.
Chưng là cách chế biến tổ yến sào duy nhất để giữ lại được nhiều dinh dưỡng nhất trong những chiếc tổ yến nhỏ bé quý hiếm và đây cũng là cách làm đã được truyền lại từ xưa đến nay. Và những món ăn từ tổ yến sào chưng luôn là những món ăn vô cùng thơm ngon và tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe con người.
Hơn nữa, các loại thành phần dinh dưỡng có trong tổ yến sào sẽ rất nhanh bị hao hụt trong quá trình chế biến, nhiệt độ cao. Vì vậy, bạn không thể xào hay nấu tổ yến như những loại thực phẩm bình thường khác mà bạn phải chế biến theo cách cầu kỳ hơn đó là hấp cách thủy hay còn gọi là chưng tổ yến sào.
Từ thời xa xưa, chỉ có giới thượng lưu, quý tộc, hoàng gia mới có thể được thưởng thức những món ăn thơm ngon từ tổ yến sào.
Bạn có thể cho tổ yến sào vào một chiếc bát sạch và hấp cách thủy trong nồi nước, để tiết kiệm thời gian hơn bạn có thể cho tổ yến vào bát và hấp trong nồi cơm. Tuy nhiên, để giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất từ tổ yến sào bạn nên sử dụng những loại nồi chưng yến chuyên dụng.
Với tổ yến sào bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau như: tổ yến chưng đường phèn, tổ yến chưng mật ong, tổ yến chưng trứng sữa, tổ yến sào chưng nước cốt dừa…
Đây là món ăn được đánh giá cao về việc giúp cho yến sào giữ lại được nhiều dương chất nhất vì thời gian chế biến không quá lâu. Hơn nữa, với món yến sào chưng đường phèn thì cách làm lại khá đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Nguyên liệu gồm: Tổ yến, đường phèn.
Thực hiện:
Tổ yến bạn ngâm nước, làm sạch lông và tạp chất. Cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ có nắp đậy) cùng một lúc. Đổ nước vừa ngập với phần tổ yến.
Đặt chén vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.
Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa. Tùy từng loại yến sào là yến đảo hay yến nhà mà thời gian lâu hay mau. Thông thường chỉ nên chưng trong khoảng 20 phút là vừa đủ.
Không nên chưng tổ yến quá lâu vì sẽ làm tổ yến bị nhão, không còn độ dai ngon tự nhiên của yến, ngoài ra chưng yến lâu còn làm mất chất dinh dưỡng và mùi đặc trưng của tổ yến.
Sau khi thấy tổ yến đã đạt được độ mềm mà bé thường ăn, tắt lửa dùng yến nóng hay để lạnh đều được .
Chè tổ yến chưng đúng cách, cho bé ăn đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng.
Nguyên liệu: 1 tai yến lớn, 10 hạt sen, 3 hạt bạch quả, 10 trái táo đỏ, 20g đường phèn.
Thực hiện:
Bước 1: Ngâm yến vào nước khoảng 30 – 40 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm, vớt ra để ráo.
Luộc riêng hạt sen bỏ nước, táo tàu, nhãn nhục rửa sạch, để ráo
Bước 2: Cho tổ yến đã ngâm nở mềm, hạt sen, táo tàu vào một chén (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén. Chú ý không cho đường phèn, nhãn nhục vào chưng chung.
Bước 3: Đặt chén (thố) vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập ¼ thân của chén.
Bước 4: Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 – 30 phút.
Bước 5: Sau khi thấy yến sào và hạt sen đã đạt độ mềm cần thiết (tùy theo sở thích), cho đường phèn vào chưng thêm 5 – 10 phút đến khi đường phèn tan ra. Trước khi dọn ra bàn mới cho nhãn nhục vào.
Dùng yến nóng hay lạnh đều được, có thể cho thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.
Là món ăn quen thuộc, đơn giản, dễ làm, đảm bảo hàm lượng dưỡng chất tuy nhiên chế biến như thế nào để phát huy được hết công dụng của món ăn. Một số lỗi mà người dùng thường gặp như:
Nhiều người tiêu dùng có thói quen cho ít nước khi chưng yến sào để món ăn được đậm đặc. Tuy nhiên nước đun nóng chính là môi trường giúp yến chưng được nở to, đảm bảo được độ mềm, nếu thiếu nước khi chưng yến sẽ không nở được nhiều và không đảm bảo được lượng dưỡng chất.
Vì thế, tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể thêm bớt nước cho phù hợp tuy nhiên theo nguyên tắc cần tuân thủ đó là nước trong thố phải ngập hết lượng yến cần chưng.
Một trong số những sai lầm khi chưng tổ yến là sử dụng lửa to, nhiệt độ lớn. Nhiều người tiêu dùng muốn tiết kiệm thời gian thường dùng nhiệt độ cao nhưng không biết rằng ở nhiệt độ > 80 độ C, tổ yến sẽ kích thích phân bào, protein bị phân hủy. Vì thế người tiêu dùng nên sử dụng lửa nhỏ để chưng sẽ đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng và hương vị của món ăn.
Việc cho đường phèn vào chưng cùng yến sào ngay từ đầu rất sai lầm, chúng ta không nên cho đường phèn vào quá sớm nếu muốn giữ hương vị đặc trưng của yến. Tốt hơn hết, nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc sau khi đã tắt bếp. Như vậy yến mới có thể nở to hơn.
Tổ yến sào có nhiều loại khác nhau được phân loại như sau:
Mỗi loại tổ yến lại có giá trị dinh dưỡng, kết cấu tổ khác nhau. Vì vậy, chưng cách thủy tổ yến sào cũng khác nhau đối với những loại tổ yến khác nhau. Đặc biệt, bạn cần chú ý về thời gian chưng từng loại tổ yến khác nhau để giữ được dinh dưỡng.
Bạn cần có thời gian ngâm tổ yến trước khi chưng cách thủy để tổ yến mềm và loại bỏ bớt mùi tanh tự nhiên của yến, giúp cho món ăn từ tổ yến thơm ngon hơn.
Khi chưng yến cách thủy bạn nên dùng chén sứ để chưng, tránh dùng đồ nhôm sẽ làm biến đổi đi thành phần dinh dưỡng trong yến sào.
Mỗi loại tổ yến có thời gian ngâm và thời gian chưng khác nhau. Bạn nên nhớ kỹ, bởi không phải tất cả các loại tổ yến đều có thành phần dinh dưỡng hoàn toàn giống nhau.
Trên đây là những bí quyết chưng yến cách thủy đúng nhất và những lưu ý khi chưng yến. Chúc bạn thực hiện được những món ăn thơm ngon cho gia đình bằng phương pháp “Chưng cách thủy” nhé !