6514 lượt xem
Không giống như nhân sâm tươi có thể gây phản ứng phụ với một số thể trạng và cơ địa một số người thì nhân sâm khô lại khá lành tính và có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nhiều cách dùng nhân sâm khô đơn giản và hiệu quả như: Pha trà sâm, ngâm mật ong, hầm gà, ngâm rượu sâm. Dưới đây Sâm Yến Linh Chi sẽ tổng hợp chi tiết những cách dùng nhân sâm khô hiệu quả nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo !
Nhân Sâm khô hay còn gọi là Hồng Sâm, là loại sâm được chế biến từ những củ sâm tươi 6 năm tuổi, đạt đủ tiêu chuẩn về hình dáng , kích thước và cân nặng để thu hoạch.
Những củ sâm đủ tiêu chuẩn sẽ được mang đi chế biến, hấp cách thủy cho đến khi thành phần nước trong củ sâm còn dưới 15%, rồi mang đi ép khô tới khi ruột sâm chuyển sang màu hồng đỏ. Chính vì ruột sâm khô có màu hồng đỏ mà người ta còn gọi sâm khô là Sâm đỏ Hàn Quốc.
Đây là cách dùng sâm khô đơn giản và phổ biến nhất, ngậm sâm khô cho đến khi tan dần và nhai trực tiếp. Với những ai ưa thích hương vị nguyên bản với mùi thơm đặc trưng của củ sâm khô, thì dùng sâm khô theo cách này rất hợp lý.
Với cách dùng này đặc biệt phổ biến với người già, các cụ hay bỏ túi sâm khô khi đi đường dài, vừa là để ngậm cho đỡ mệt mỏi vừa là để dùng cho tỉnh táo.
Người Việt có thói quen thưởng trà vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Vì vậy chẳng còn gì tuyệt vời hơn bằng 1 tách trà hồng sâm pha kèm cam thảo, hoa khô theo mùa.
Trà sâm có vị thơm nồng đặc trưng, thanh khiết phù hợp khi tiếp khách quý đến nhà chơi. Hoặc đối với dân văn phòng làm việc căng thẳng thì dùng 1 tách trà sâm sáng mỗi ngày cũng giữ tinh thần minh mẫn và tỉnh tảo.
Trà nhân sâm khô kỷ tử:
Trà nhân sâm khô hoa cúc, táo đỏ:
Lưu ý chung khi hãm trà nhân sâm khô: Tốt nhất nên hãm bằng bình/ấm trà bằng sành, sứ hay thủy tinh không nên dùng bình inox hãm trà, có thể hãm đi hãm lại từ 3 – 4 lần mới thay sâm khô mới. Tận dụng bã sâm cũ để ăn trực tiếp.
Trước đây, người ta thường ngâm mật ong với nhân sâm tươi, nhưng do nhân sâm tươi có hàm lượng nước cao, để lâu sẽ xảy ra hiện tượng mật ong bị lên men, sủi bọt, giảm chất lượng.
Do vậy ngâm sâm khô với mật ong là giải pháp hợp lý để sử dụng cho gia đình, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em.
Các bước thực hiện nhân sâm khô ngâm mật ong:
Bước 1. Chọn Sâm khô
Sâm khô ngâm mật ong không nhất thiết phải chọn nhân sâm tự nhiên. Thông thường ngâm 1 hộp từ 150g – 300g có thể dùng từ 3 – 5 tháng.
Bước 2. Cắt lát sâm khô
Do tính chất hồng sâm củ khô hộp thiếc khá cứng và rắn, dùng dao cắt trực tiếp nguy hiểm và sâm khô sẽ bị vụn. Tốt nhất hấp mềm sâm khô bằng nồi cơm hoặc nồi hấp từ 20 – 30 phút, rồi thái lát mỏng, mỗi lát từ 2 – 3cm.
Bước 3. Lựa mật ong
Để có hũ sâm mật ong chất lượng nhất, nên kiểm tra mật ong đạt tiêu chuẩn nguyên chất hay chưa: Lấy 1 thìa nhỏ mật ong đun trên chảo nóng, nếu mật ong có dấu hiệu đổi màu và keo dính lại chắc chắn có pha thêm đường.
Bước 4. Tỉ lệ ngâm sâm khô mật ong
Tỉ lệ tuyệt vời nhất khi ngâm sâm khô mật ong là Bình – Mật ong – Sâm tương đương 350ml – 200ml – 150gram. Thực tế sâm khô đã qua chế biến nên không mất nhiều thời gian để ngâm. Có thể dùng ngay sau 1 – 2 tuần.
Bước 5. Bảo quản sâm khô mật ong
Lưu ý khi bảo quản sâm khô ngâm mật ong nên để nơi khô thoáng, thường xuyên vệ sinh miệng bình tránh gây dính và mốc do mật ong vương ra. Sau thời gian dài nếu mật ong sâm có tình trạng sủi bọt do mật ong chưa đạt chuẩn bị lên men, không nên sử dụng.
Bước 6. Cách dùng sâm khô mật ong
Dùng sâm khô mật ong hợp lý nhất là pha 2 thìa với nước ấm dùng sau bữa ăn. Có thể ăn trực tiếp sâm khô bên trong nhưng tối đa không quá 3gram mỗi ngày. Trẻ em khuyến khích nên dùng sâm mật ong liều lượng bằng 1/2 người lớn để tăng sức đề kháng.
Đối tượng phù hợp: Toàn bộ thành viên trong gia đình.
Lưu ý khi sử dụng: Sâm khô ngâm mật ong nên pha trà uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng, người huyết áp thấp có thể ăn nhẹ trước khi dùng.