Trang chủ » 5 Cách chưng tổ yến với hạt sen ngon thơm đúng điệu, bạn đã biết chưa ?
5 Cách chưng tổ yến với hạt sen ngon thơm đúng điệu, bạn đã biết chưa ?
13 Tháng Năm, 2019
18464 lượt xem
Tổ Yến sào chưng đường phèn, kết hợp với hạt sen, táo đỏ hoặc lá dứa, hạt chia… là món ăn được nhiều người biết đến. Với cách chế biến đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, cách làm này vừa không tốn nhiều thời gian chưng nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất, mang lại hương vị thơm ngon. Cách chế biến tổ yến sào giúp bạn có được một chén tổ yến chưng đúng điệu. Cùng Sâm Yến Linh Chi tham khảo ngay nhé !
1. Cách chưng tổ yến với hạt sen tươi và đường phèn
Tổ yến chứa nhiều chất dinh dưỡng, gồm gần 20 loại axit amin thiết yếu, hơn 30 loại nguyên tố quý hiếm, trong đó có những loại dưỡng chất mà các món ăn thông thường khác không thể có được. Yến sào có tác dụng bổ dưỡng đối với mọi lứa tuổi.
Hạt sen chứa nhiều clo, carbohydrate, protein…Trong Đông y, hạt sen còn là vị thuốc quý chữa các bệnh như đau đầu, mất ngủ, chống lão hóa, cải thiện vòng 1 sau khi sinh đối với phụ nữ, tăng trí thông minh đối với trẻ.
Món tổ yến chưng hạt sen tươi với đường phèn vô cùng bổ dưỡng, thanh mát. Việc kết hợp các nguyên liệu trên với nhau thành một món ăn rất tốt cho sức khỏe, tẩm bổ cơ thể khi mệt mỏi hay kiệt sức.
1.1 Nguyên liệu cho món yến sào chưng với hạt sen tươi và đường phèn
Tổ yến đã tinh chế sạch lông: 10g.
Hạt sen: 50g ( Chọn hạt sen đúng cách không chọn hạt bị hỏng để tránh làm mất vị ngon).
Đường phèn.
1 chén nước cùng vài lát gừng.
1.2 Các bước thực hiện món yến sào với hạt sen tươi và đường phèn
Bước 1: Đối với tổ yến đã tinh chế chỉ cần ngâm trong nước từ 20 – 30 phút cho yến mềm là có thể vớt ra để ráo rồi đem chế biến.
Bước 2: Đem hạt sen tươi lột vỏ, sau đó dùng cây tăm xuyên bỏ tim hạt sen và rửa sạch lai với nước. Đem hạt sen ngâm trong nước nóng đến khi mềm thì vớt ra. Đối với gừng thái thành những lát mỏng.
Bước 3: Cho phần yến sào đã ngâm nở mềm vào thố chưng yến, thêm hạt sen, gừng cùng một chén nước vào cùng. Đem phần đã chuẩn bị hấp cách thủy và quan sát bên ngoài đến khi hạt sen chín mềm thì cho đường phèn vừa đủ tạo độ ngọt thanh mát của món ăn. Với nồi chưng yến thì món ăn nên để khoảng 60 – 90 phút mới đảm bảo đến độ dùng vừa phải.
Cuối cùng: Món yến chưng hạt sen khi đã hoàn tất bỏ ra từng bát nhỏ, có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy khẩu vị của gia đình bạn.
1.3 Cách sử dụng món yến sào chưng với hạt sen tươi và đường phèn
Với món ăn bổ dưỡng này bạn có thể dùng 2 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 10g yến sào, dùng vào buổi sáng, buổi tối, giữa 2 bữa ăn khi bụng còn đang rỗng để hấp thu dưỡng chất hoàn chỉnh.
Món ăn chè yến hạt sen có tác dụng: Tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, giúp đẹp da, bổ phổi, tạo giấc ngủ ngon.
2. Cách chưng tổ yến với hạt sen, táo đỏ, nhãn nhục
2.1 Công dụng của Táo đỏ đối với sức khỏe
Táo đỏ là thành phần thường được chế biến cùng yến chưng hạt sen. Táo đỏ được mệnh danh là loại quả đến từ thiên đường của các loại trái cây.
Loại quả này có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người cả về giá trị dinh dưỡng lẫn phòng và trị bệnh. Trong Đông y, táo đỏ là một vị thuốc điều trị chứng “hư”, giúp bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần.
Người sau cơn bạo bệnh cơ thể yếu, thiếu máu hoặc phụ nữ mùa đông chân tay lạnh đều có thể nhờ vị thuốc này mà giúp cân bằng thể trạng.
2.2 Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn
Khi thực hiện món ăn bạn cần chuẩn bị tổ yến 20g. Ý dĩ: 24 hạt. Táo tàu đỏ: 12 quả. Nhãn nhục: 30 múi. Đường phèn.
2.3 Cách thực hiện món yến sào với hạt sen táo đỏ, nhãn nhục
Bước 1: Thực hiện vệ sinh tổ yến sao cho sạch sẽ. Đối với tổ yến thô cần ngâm trong nước từ 30 đến 1 tiếng. Đối với yến tinh chế chỉ cần ngâm 15 phút sao cho mềm là được.
Bước 2: sử dụng hạt sen khô ngâm với nước khoảng 3 giờ để hạt sen khi nấu sẽ nhừ hơn. Sau đó cho hạt sen vào linh nhừ với vài hạt muối.
Bước 3: Ngâm các nguyên liệu táo tàu, nhãn nhục vào trong nước để đảm bảo sạch sẽ.
Bước 4: Thực hiện giã đường phèn sao cho thật nhuyễn sau đó hòa tan cùng nước lọc. Người dùng hãy đun sôi hỗn hợp nước đó để đường phèn được tan hết.
Bước 5: Sau khi nước đường phèn được đun xong hãy cho vào cùng tổ yến vào một chiếc bát đậy kín lại.
Bước 6: Thực hiện chưng cách thủy bát đựng hỗn hợp tổ yến và đường phèn trên. Lưu ý chỉ cho nước đến ¼ bát và thời gian thực hiện khoảng 15 phút.
Bước 7: Sau 15 phút, chúng ta cho hạt sen, táo tàu vào bát và thực hiện chưng thêm 5 phút nữa thì cho thêm nhãn nhục vào. Tiếp tục chưng tiếp hỗn hợp từ 1 đến 2 phút là hoàn tất món tổ yến nấu cùng nhãn nhục cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.
3. Cách chưng tổ yến với hạt sen, lá dứa
Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn, dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể.
Khi kết hợp với hạt sen, lá dứa sẽ cho ra món ăn thơm ngon, béo ngậy. Đặc biệt, giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả.
3.1 Nguyên Liệu để làm món yến sào với hạt sen, lá dứa
Tổ yến nguyên miếng đã qua sơ chế, khoảng 5 – 10g cho một lần ăn/ một người.
Đường phèn liều lượng tùy thích.
Hạt sen: 20g (Có thể chọn hạt sen tươi hoặc khô tùy thích).
Một chén nhỏ ( hay thố nhỏ ) để chưng cách thủy.
Lá dứa cắt nhỏ.
Một nồi vừa đủ để đựng chén ( hay thố nhỏ ).
3.2 Cách thực hiện món yến sào với hạt sen, lá dứa
Bước 1: Sơ chế tổ yến
Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất ( xem thêm phần hướng dẫn cách làm sạch lông ) trước khi qua bước 2.
Nếu là yến đã qua sơ chế (yến đã làm sạch lông), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.
Bước 2: Hạt sen các bạn rửa sạch, luộc chín. Nếu là hạt sen khô thì ngâm nước cho mềm và luộc chín.
Bước 3. Cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn ( liều lượng tùy thích ) vào một chén ( thố nhỏ ) cùng một lúc.
Bước 4. Đặt chén ( hay thố nhỏ ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén ( hay thố nhỏ ).
Bước 5. Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút (có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất).
Bước 6: Sau khi yến chưng đã chín, bạn cho hạt sen vào chưng tiếp.
Bước 7: Sau khi kiểm tra thấy tổ yến và hạt sen đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người), tắt lửa lấy chén yến ra ăn nóng và cho thêm lá dứa vào chưng thêm 5 phút và thưởng thức.
Hoặc bạn có thể để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh khi sử dụng thì cho thêm nước cốt lá dứa vào thưởng thức, có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến sào với hạt sen, lá dứa.
4. Cách chưng tổ yến với hạt sen khô
4.1 Nguyên liệu chuẩn bị:
5gram (1/2 tổ) tổ yến đã tinh chế sấy khô, hoặc 30g yến tươi tinh chế.
2 – 3 muỗng nhỏ đường phèn (có thể tăng giảm tùy vào khẩu vị mỗi người).
50gram hạt sen khô.
2 – 3 lát gừng mỏng.
4.2 Cách chưng yến sào với hạt sen khô
Bước 1: Bạn cho tổ yến đã chuẩn bị vào ngâm trong nước ấm khoảng 20 – 30 phút cho yến nở ra đều và mềm. Kiểm tra thấy yến nở đều và tơi thì vớt ra để ráo nước.
Nếu là tổ yến thô thì việc đầu tiên bạn nên làm là phải ngâm nước. Sau đó làm sạch lông và tạp chất lẫn trong tổ yến.
Bước 2: Hạt sen khô rửa sạch ngâm nước khoảng 1giờ. Vớt ra cho vào nồi đun với 1 ít nước cho hạt sen mềm.
Bước 3: Khi hạt sen mềm, cho táo đỏ vào cùng và đun tiếp, để lửa riu riu cho hỗn hợp chín đều và hòa đều vào nhau.
Bước 4: Yến đã làm sạch và để ráo nước, các bạn cho vào thố có nắp đậy, hấp cách thủy trong khoảng 30 – 45 phút (tùy vào từng loại yến mà có thời gian chưng khác nhau). Chưng cách thủy để yến giữ được chất dinh dưỡng ban đầu. Sau đó bạn nêm đường phèn vừa đủ độ ngọt, chưng thêm khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 5: Cho hỗn hợp yến đường phèn với hạt sen táo đỏ vào đun thêm khoảng 5 phút, thế là bạn đã có một món yến chưng hạt sen với táo đỏ ngon đúng điệu.
4.3 Một vài điều cần lưu ý khi chế biến món yến sào với hạt sen khô
Bạn có thể cho tổ yến hạt sen táo đỏ vào thố chưng yến để tiết kiệm thời gian. Chưng bằng thố điện sẽ đảm bảo hơn vì lượng nhiệt vừa phải, không làm mất chất dinh dưỡng của món yến chưng hạt sen, táo đỏ.
Chọn hạt sen ngon, trắng, không mốc.
Trường hợp bạn không mua được táo đỏ hoặc không thích ăn táo đỏ có thể thay thế bằng long nhãn. Nếu là long nhãn, bạn nhớ nêm ít đường một chút vì bản thân long nhãn đã có vị ngọt tự nhiên của đường.
Những nguyên liệu được giới thiệu trong bài này, chúng tôi chuẩn bị cho từ 1 – 2 suất ăn. Nếu bạn muốn chế biến cho cả gia đình thì hãy chuẩn bị thêm nguyên liệu vừa đủ nhé.
5. Cách chưng tổ yến với hạt sen, hạt chia
5.1 Công dụng của hạt chia:
Với những thành phần dinh dưỡng như:
Nhiều omega 3 hơn cá hồi 700%
Nhiều canxi hơn sữa 500%
Nhiều magiê hơn bông cải xanh 1400%
Nhiều protein hơn đậu tây 500%
Nhiều selen hơn hạt lanh 300%
Nhiều sắt hơn rau bina 200%
Nhiều photpho hơn sữa 800%
Rất giàu chất xơ và kali…Vậy nên hạt chia phù hợp với nhiều đối tượng như trẻ em đang độ tuổi phát triển, người già, người bệnh, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người béo phì…
5.2 Nguyên liệu chế biến món ăn
5g (1/2 tổ) tổ yến sào đã tinh chế (làm sạch).
12 hạt sen.
2 muỗng hạt chia.
1 chén nước lọc.
4gr đường phèn.
1 lát gừng mỏng.
5.3 Cách thực hiện món yến sào với hạt sen hạt chia
Bước 1: Sơ chế yến sào, nếu là tổ yến sào thô thì phải ngâm nước, làm sạch lông và tạp chất, nếu là tổ yến sào tinh chế chỉ cần ngâm cho nở mềm.
Bước 2:
Đối với hạt sen tươi: lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu ngâm trong thau nước sạch đến đó.
Đối với hạt sen khô: ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.
Bước 3: Ngâm hạt chia với nước nóng cho nở.
Bước 4: Đường phèn nhúng nhanh qua nước sôi cho sạch bụi bẩn, sau đó tán nhỏ.
Bước 5: Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.
Bước 6: Cho tổ yến sào, hạt sen và đường phèn vào 1 chén nước lọc, thêm một lát gừng (khử mùi tanh), hấp cách thủy khoảng 25 – 35 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết.
Tùy theo khẩu vị đậm lạt có cho thêm nước và hạt chia đã ngâm nước nóng vào.
6. Lưu ý khi dùng tổ yến sào với hạt sen
Khi dùng món chè yến hoặc bất kì món ăn nào được chế biến từ tổ yến, bạn nên chọn thời gian ăn thích hợp để hấp tụ hết chất dinh dưỡng của thực phầm này. Mách các bạn nên ăn vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ nhé.
Để tránh lạnh bụng vì yến sào có tính hàn cao, bạn nào huyết áp thấp hoặc có tiền sử bệnh tiêu hóa thì khi ăn nhớ cho thêm 1 – 2 lát gừng, giúp làm giảm mùi tanh của yến và tăng hương vị thơm ngon.
Đối với người cao huyết áp, nên ăn món yến chưng hạt sen vào buổi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc hiệu quả.
Đối với người bị bệnh mất ngủ, dùng món yến chưng hạt sen trước khi đi ngủ sẽ giúp an thần có được giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn. Nếu bạn ăn thường xuyên một tuần 3 – 4 lần thì giấc ngủ ngon sẽ luôn trở về bên bạn. Trả lại cho bạn tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, để đón chào một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Đối với phụ nữ ăn kiêng, món yến chưng hạt sen với táo đỏ sẽ giúp bạn giảm bớt lượng tinh bột cần ăn cho 1 ngày mà cơ thể vẫn khỏe mạnh, làn da thêm mịn màng, hồng hào, căng mọng.
Trên đây là bí quyết chế biến món tổ yến chưng hạt sen thơm ngon, đúng điệu. Các bạn hãy dành chút thời gian cuối tuần chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé. Chúc các bạn thành công !