47 lượt xem
Nhân sâm trong Đông y đích thực là một dược phẩm trị liệu rất quan trọng, là một loại thuốc có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng nguồn với thực phẩm dược.
Sinh Nhân sâm (Nhân sâm sống, sâm tươi) vị ngọt, đắng, tính mát (cam khổ vi lương). Vị ngọt bổ dương, vị đắng tính hơi hàn có công năng bổ âm.
Thục Nhân sâm (Nhân sâm đã chế chín, hồng sâm) vị ngọt tính ấm (cam ôn), có tác dụng đại bổ phế trung nguyên khí. Danh y Lý Đông Viên cho rằng: Phế chủ khí, phế khí vượng thì khí của tứ tạng (tâm, can, tỳ, thận) đều vượng, tinh tự sinh mà hình tự thịnh.
Theo “Thập tễ”: Nhân sâm và thịt dê (Dương nhục) là những thứ có tác dụng bổ hư nhược, Nhân sâm bổ khí, Dương nhục bổ hình.
Nhân sâm kết hợp với Mạch môn đông tả hỏa mà sinh mạch (Sinh mạch tán: Nhân sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 8g).
Nhân sâm kết hợp với Hoàng kỳ, Cam thảo là thánh dược để tả hỏa, 3 thứ dùng cùng nhau có tác dụng thoái đại nhiệt. Phiền lao sinh nhiệt, dùng cam ôn ích nguyên khí mà nhiệt tự thoái, lấy bổ hư mà tả hỏa nhiệt (dĩ bổ vi tả).
Ích thổ (kiện tỳ), sinh kim (bổ phế). Sáng mắt (minh mục), khai tâm ích trí, tăng tinh thần, định kinh quý. Tà nhiệt thoái, chính khí vượng, thì tâm can ninh mà kinh quý định
Trừ phiền khát bởi công năng tả hỏa, sinh tân của nó.Bổ huyết mạch. Khí hành thì huyết hành (khí là soái của huyết). Bài thuốc Sinh mạch tán, có tác dụng thông kinh hoạt huyết, mạch tự đó mà sinh.
Mạch nhân nghinh bên trái chủ biểu, mạch khí khẩu bên trái chủ lý. Biện chứng nội thương ngoại cảm, để người ta không điều trị nhầm lẫn.
Đa mộng phân vân, trào ngược nôn ọe (ẩu uế phản vị), ho dai dẳng, thở gấp gáp (hư khái suyễn xúc). Câu nói “Ca hữu phế nhiệt hoàn thương phế”, chỉ nói hàn nhiệt mà không biện chứng hư thực.
Người trong phế có nhiệt nên kỵ, hư nhiệt uống có hại hay không? Các bệnh không dùng bổ pháp thì không sử dụng Nhân sâm, Hoàng kỳ.
Ngược lỵ hoạt tả. Bệnh lỵ mới mắc nên hạ, lỵ lâu ngày nên bổ, trị ngược cũng vậy. Chu Đan Khê kể rằng: Diệp tiên sinh mắc bệnh lỵ, vùng hậu môn rất bức bách, chứng hợp với thừa khí chứng (bài thuốc thừa khí thang điều trị các chứng như trên).
Bắt mạch thấy mạch khí khẩu hư, biểu hiện là thực chứng nhưng sắc mặt vàng nhợt, do ăn uống thất điều gây thương vị, dùng Nhân sâm, Bạch truật, Trần bì, Bạch tầm 10 thang.
Sau 3 ngày vị khí đầy đủ trở lại, sau đó dùng 2 thang thừa khí là ổn. Bổ chưa đầy đủ đã dùng pháp hạ, thì bệnh không khỏi được, bổ đủ rồi mà không hạ thì dược phản thêm dược làm bệnh nặng thêm.
Không nhanh không chậm, từ từ không phát, pháp bổ pháp hạ phải chuyển biến sao cho phù hợp, khi dụng dược phải xem xét cho kỹ.
Lâm lịch trướng mãn. Người bị đầy tức ngực sườn (hung hiếp trướng mãn), do trung khí bất túc gây ra trướng cần phải bổ, trướng sẽ tự trừ, đây là pháp điều trị “tắc nhân tắc dụng”.
Trúng thử, trúng phong liên quan đến huyết chứng. Người xưa trị nôn ra máu nhiều (thổ huyết), mạch phù hồng, dùng Nhân sâm. Cần dùng thuốc bổ dương khí rồi mới dùng thuốc bổ huyết, huyết không thể tự sinh, không nên chỉ dùng mỗi thuốc bổ huyết, theo ý nghĩa dương sinh âm trưởng. Những người hư lao thổ huyết, dùng thuốc bổ sẽ dễ trị, không dùng thuốc bổ sẽ khó trị.
Nhân sâm sắc vàng nhuận, đầy chắc, giống hình người là loại tốt. Khi dùng bỏ lô (cuống củ). Dùng để bổ dùng thục (chín, đã chế), tả hỏa dụng sinh (sống).
Nấu thành cao để dùng, có khả năng hồi nguyên khí, nếu có hỏa, dùng lẫn với cao Thiên môn. Sâm sinh thời bối dương hướng âm, không ưa nắng gió. Khi dùng cần sao lên, kị sắt. Phục linh làm sứ. Kỵ ngũ linh chi. Ố Tạo giáp, Hắc đậu, Tử thạch anh, Khiên ngưu, Hàm lỗ. Phản Lê lô.
Lý Đông Viên biện tỳ vị, tả âm hỏa, Giao thái hoàn trong dùng Nhân sâm, Tạo giáp, nói ố mà không ố; cổ phương trị bế kinh, dùng Tứ vật thang gia Nhân sâm, Ngũ linh chi, nói kị mà không kị.
Trị đàm ẩm tại hung cách, tại kinh lạc, không nôn ra không chữa được, sinh ra tính nộ, trị chứng này rất khó, không thấu tình đạt lý không dám chữa trị.
Danh y Chu Đan Khê cho biết: Nhân sâm nhập thủ thái âm phế, bổ dương trong âm. Lô (cuống của nó) thì ngược lại, có khả năng tả dương của thái âm, cũng giống như Ma hoàng căn, Ma hoàng khúc bất đồng.
Đàm tại cách, tại kinh lạc, không nôn ra không thể chữa được. Có trường hợp người phụ nữ tính tình giận dữ, cứ đến những tháng nắng nóng tức giận hay mắc bệnh ách (nấc nghịch), đứng ngồi không yên, có khi bất tỉnh nhân sự.
Đó là hình khí đều thực, do đàm uất lại, khí không có đường giáng, phải khoát đàm thổ ra. Lấy Sâm Lô bán lạng, sắc uống, nôn ra cả chậu đàm, mới khỏi được.