39 lượt xem
Nhân sâm trong Đông y đích thực là một dược phẩm trị liệu rất quan trọng, là một loại thuốc có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đồng nguồn với thực phẩm dược, thuộc thuốc Đông y. Nếu sử dụng thích hợp thì loại thuốc nhân sâm này có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý có thể gây ra nguy hại rất lớn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Khi bị cảm mạo, bất kể là cảm hàn hay nhiệt đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy khu phong tán hàn hoặc thanh nhiệt để trừ bỏ ngoại tà.
Nhân sâm có thể làm cho hiệu quả trị liệu bị ảnh hưởng, bệnh tình kéo dài do ngoại tà lưu trong cơ thể không phát ra ngoài được. Vậy nên người uống dài ngày nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống.
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, bệnh sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, xuất hiện đau sườn, hoàng đản, đau bụng, phát sốt, thì đó đều là gan mật bị thấp khiến nhiệt tăng, khí không lưu thông thanh thoát được.
Cách trị liệu là lấy lí khí đạo trệ làm chính, thanh lợi thấp nhiệt. Trong trường hợp này, nếu uống nhân sâm thì sẽ lại trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, từ đó chứng bệnh nặng thêm.
Triệu chứng này do thấp nhiệt tích trệ. Trị liệu cần hòa vị thanh trường, tiêu thực đạo trệ, không nên dùng nhân sâm lúc này, càng không nên ăn bồi bổ, nếu không, ruột và dạ dày càng bị lấp nhét thêm làm cho bệnh tình nặng lên chứ không ích bổ gì.
Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị bị co giật gây nên. Khí trệ vị hỏa mà sinh ra đau là cách gọi của Đông y, sinh ra xuất huyết do huyết nhiệt chay lung tung.
Chữa trị cần phải lý khí hòa vị, lương huyết chỉ huyết. Thế mà nhân sâm lại bổ khí, làm cho huyết càng hưng vượng, khí càng thịnh lên, rất khó hết đau và làm giảm tình trạng bệnh.
Khi bệnh cảm nhiễm phế quản, bị lao… thường có ho ra máu, có người sốt nhẹ, trong đờm có máu, biện chứng trong Trung y là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược, xuất huyết.
Điều trị cần phải tư âm giáng hỏa vượng, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể càng làm hiện tượng nôn ra máu, thể làm thương âm động hỏa, trở nên nặng thêm.
Đa số trung và cao tuổi đều gặp các vấn đề về huyết áp và tim mạch, vì vậy trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo, tìm hiểu kỹ thành phần vì việc sử dụng nhân sâm có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Phần lớn là do gạn thận tướng hỏa, âm hư, thủy không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng như hormon tình dục, thúc đẩy kích thích sắc tố tình dục có tác dụng nâng cao cơ năng sinh dục.
Những thanh niên bị di tinh và xuất tinh sớm, thường rất nhạy cảm và bị kích thích mạnh về tình dục, uống nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng di tinh và xuất tinh quá sớm.
Các bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, bệnh da cứng, phần nhiều thanh niên hay mắc, trong đó nữmắc nhiều hơn nam, thấy nhiều ở những người bị âm hư hỏa vượng, bị miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao và bị ức chế miễn dịch của tế bào.
Nhân sâm có thể làm cho kháng thể tăng lên nhiều, tăng cường miễn dịch, do đó không kích thích kháng thể, kháng hạch hoạt động, vì thế những người bị bệnh đó không nên dùng.
Đông y cho rằng khi người phụ nữ mang thai thì sẽ mất kinh nguyệt, phủ tạng, máu của kinh lạc sẽ đều được tập trung vào việc nuôi dưỡng thai nhi, toàn bộ cơ thể người mẹ sẽ ở vào tình trạng âm huyết suy, dương khí tịnh.
Nhân sâm thuộc loại nguyên khí đại bổ, vì thế trong khi mang thai, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều thì có thể khiến cho âm mà suy thì hỏa vượng, khí thịnh còn âm hao tổn, đó chính là “tiện thị hỏa, khí hư dư”.
Cơ thể thuần dương (nghĩa là khí dương còn non), âm thường không đủ, dương thì thừa, không nên sử dụng nhân sâm để làm bổ dương khí.
Đây là điều rất nên tránh đối với trẻ nhỏ để tránh cho tuyến sinh dục sớm thành thục vì nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển.
Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1 – 2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.
Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1 – 2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.
Hai cách kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.
Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.
Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng “phế hư”- chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5 – 10g, sắc kỹ với nước, pha thêm 20 – 30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: Tăng sâm lên 30 – 60g, sắc uống hết ngay trong một lần.
Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.
Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.
Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.
Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.
Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.
Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5 – 10g sâm thái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1 – 2 lần.
Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.
Lưu ý: Trong những trường hợp trên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính, chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2 – 3 lần.