83 lượt xem
Nhân sâm tươi cũng làm giảm tác dụng của warfarin. Và nó có thể làm cho bạn dễ bị chảy máu bên trong nếu bạn đang uống các thuốc chống đông máu như heparin hoặc aspirin, cũng như thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen. Nếu đang uống các thuốc ức chế MAO, nhân sâm tươi có thể gây đau đầu, các vấn đề về giấc ngủ, tăng động, và căng thẳng.
Sự kết hợp này sẽ gây ra tình trạng vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ áp. Dùng nhân sâm tươi khi đang uống thuốc hạ áp sẽ khiến thuốc điều trị trở nên vô dụng. Về lâu dài có thể dẫn đến tăng huyết áp kịch phát và tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân.
Hơn nữa, trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo như aspartic acid, arginine,… Khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị tăng huyết áp và xơ mỡ động mạch.
Các bệnh nhân bị đột quỵ do não gây ra, tuyệt đối không sử dụng kết hợp các loại thuốc chống đông máu như aspirin, ticlopidin, warfarin,… với nhân sâm tươi
Vì nhân sâm tươi cũng có tác dụng giảm mật độ tiểu cầu, ngăn chặn các cục máu đông như các loại thuốc chống đông máu khác. Nếu sử dụng nhân sâm tươi kết hợp với loại thuốc này hoặc gần thời gian sử dụng thuốc sẽ gây ra tác động cộng hưởng, làm cho tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng, đến lúc đó, chỉ một va đấp nhẹ của người bệnh sẽ tạo ra tình trạng bầm tím trên da
Nhân sâm tươi làm tăng chuyển hoá đường, tăng khả năng xâm nhập đường vào trong tế bào và dự trữ đường trong gan, vì thế có tác dụng hạ đường máu rất mạnh. Nếu chỉ sử dụng đơn lẻ thì điều này dường như rất có lợi.
Nhân sâm tươi có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường, có tác dụng tương tự thì sự công hưởng này sẽ gây hậu quả như việc bạn dùng thuốc quá liều vậy. Hậu quả là bạn có thể bị tụt đường huyết, choáng váng, gây ngất tại chỗ.
Cuối cùng là không nên kết hợp nhân sâm tươi với thuốc trị tâm thần, cụ thể là (biệt dược là Elavil, điều trị chứng trầm cảm) và clozapin (biệt dược là Clozaril, điều trị bệnh tâm thần phân liệt) Nếu kết hợp hai loại thuốc này sẽ gây biến chứng thần kinh
Lý do là vì nhân sâm tươi làm ức chế một số enzyme chuyển hoá thuốc trong gan, khiến nồng độ thuốc tăng cao trong máu, gây ra tình trạng quá liều, thậm chí là nhiễm độc thuốc tâm thần.
Điều này đồng nghĩa với việc tăng các tác dụng phụ của thuốc, gây các biến chứng về thần kinh. Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn vận động kiểu như parkinson, tăng nguy cơ tử vong nếu như đang bị teo não hoặc bị co giật. Bên cạnh đó là tác hại trên hệ thống tạo máu với biến cố giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Lời khuyên : Không nên dùng chung nhân sâm tươi với thuốc trị bệnh tâm thần và các loại thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan như thuốc trị lao, thuốc trị viêm gan…