Tìm hiểu thêm về ứng dụng của nhân sâm trong y học hiện đại

Được xem là một vị thuốc quý trong y học phương Đông, nhân sâm được bào chế, tiêu thụ rộng rãi. Lợi ích của nó trong y học hiện đại đã được kiểm chứng. Sau đây là các kiến thức về ứng dụng của nhân sâm trong y học hiện đại mà Sâm Yến Linh Chi đã chọn lọc, mời quý độc giả tham khảo thêm nhé !

Tìm hiểu thêm về ứng dụng của nhân sâm trong y học hiện đại 1

1. Tìm hiểu thêm về ứng dụng của nhân sâm trong y học hiện đại

1.1 Trong cấp cứu sốc tim

Nhân sâm dùng với liều lớn (9 – 20g) sắc nước uống hoặc dùng dung dịch tiêm nhân sâm (mỗi ml có 0,57g dược liệu) 2 – 4ml tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch, dùng cấp cứu các trường hợp sốc tim nguy kịch.

1.2 Điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch

Đối với bệnh cao huyết áp, loạn dưỡng cơ tim, xơ vữa động mạch vành, đau thắt ngực, nhân sâm có tác dụng điều trị nhất định, làm giảm nhẹ triệu chứng.

Đối với huyết áp không bình thường, nhân sâm có tác dụng điều chỉnh, dùng liều nhỏ, nhân sâm có tác dụng làm tăng huyết áp, nhưng với liều cao lại có tác dụng hạ áp.

1.3 Trong điều trị bệnh tiểu đường

Nhân sâm có tác dụng cải thiện trạng thái chung của bệnh nhân tiểu đường, nhưng không thay đổi được tình trạng đường huyết quá cao.

Đối với bệnh tiểu đường thể nhẹ, nhân sâm có khả năng làm giảm đường niệu, đường huyết. Sau khi ngừng thuốc, tác dụng có thể duy trì trong vòng 2 tuần lễ.

Đối với bệnh tiểu đường thể vừa, sau khi dùng nhân sâm tuy lượng đường huyết không giảm rõ rệt nhưng đa số bệnh nhân tình trạng toàn thân đều được cải thiện như cảm giác mệt mỏi, miệng khá đều giảm hoặc biến mất. Ở một số bệnh nhân dùng nhân sâm có thể giảm liều dùng insulin.

Tìm hiểu thêm về ứng dụng của nhân sâm trong y học hiện đại 2
Nhân sâm có công dụng đối với bệnh nhân tiểu đường
1.4 Điều trị thần kinh suy nhược

Đối với hệ thần kinh trung ương, nhân sâm có tác dụng gây hưng phấn rõ rệt, tăng cường năng lực hoạt động của cơ thể, giảm mệt mỏi, đối với suy nhược thần kinh có tác dụng điều trị tốt, làm cho bệnh nhân tăng cân, giảm mệt mỏi, giảm đau đầu và ngủ được.

1.5 Điều trị chứng suy thận thượng mãn

Theo Vương Bản Tường (Trung Quốc) đã nghiên cứu trên 18 bệnh nhân Addison, cho uống cồn chiết từ thân lá nhân sâm (20%) với liều 20 – 30ml/ngày và tăng dần đến 150 – 300ml/ngày. Đợt điều trị kéo dài 121 ngày.

Sau khi dùng thuốc, bệnh nhân tăng cân, huyết áp được nâng lên, lực nắm bàn tay mạnh hơn, đường huyết hồi phục, giảm lắng đọng sắc tố ở da, đối với bệnh nhân phát hiện sớm ở giai đoạn bù trừ, kết quả điều trị khả quan.

Có thể phục hồi khả năng lao động. Đối với bệnh nhân phát hiện muộn không còn khả năng bù trừ, cần dùng kết hợp corticoid có giảm liều.

1.6 Điều trị  bệnh viêm gan cấp

Theo báo cáo của tác giả Liên Xô trước đây, uống cao lỏng nhân sâm có khả năng làm cho chức năng gan hồi phục nhanh chóng và làm giảm khả năng bệnh chuyển thành mạn tính. Nhân sâm phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa nhiều bệnh.

2. Cách dùng nhân sâm trong điều trị bệnh

Tìm hiểu thêm về ứng dụng của nhân sâm trong y học hiện đại 3
Nhân sâm có thể thái lát nhai trực tiếp hoặc tán thành bột pha nước uống

Thái mỏng, cho vào ấm hay chén sứ. Thêm một ít nước đậy nắp. Đun cách thuỷ, uống nước. Sau đó lại thêm nước và đun cách thuỷ tiếp tục uống, làm như vậy cho đến khi hết mùi vị mới thôi. Ngày dùng 2 – 6g.

Hoặc nhân sâm thái mỏng, cho vào miệng ngậm và nhai từng ít một, nuốt nước và cả bã.

Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí. Dùng chữa phế hư sinh ho suyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa, bệnh lâu ngày khí hư, sợ hãi, tiêu khát. Những người bệnh có thực tà không dùng được. Không dùng được với lê lô, ngù linh chi.