271 lượt xem
Yến sào không chỉ là một thực phẩm chế biến ra những món ăn ngon, hấp dẫn mà còn là thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Với trẻ em, yến sào kích thích bé ăn ngon, ngủ tốt, tăng trưởng nhanh. Với phụ nữ, yến sào có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư, xơ vữa động mạch. Đối với nam giới, yến sào giúp cho cơ thể săn chắc, dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.
Theo số liệu của trung tâm Công nghệ sinh học thủy sản và Công nghệ sinh học thuộc Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong yến sào chứa rất nhiều dưỡng chất.
Có đến khoảng 18 loại acidamin, chứa nhiều chất bổ dưỡng khác. Đặc biệt, hàm lượng acid syalic 8,6% và chất tyrosine trong tổ yến có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng và hồng cầu.
Yến sào cũng có tác dụng làm sạch phổi, làm sạch các cơ quan hô hấp, có khả năng giảm các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng.
Ngoài ra yến sào còn có giá trị đặc biệt làm đẹp đối với phụ nữ, làm cho da dẻ hồng hào, kích thích tế bào da, giảm nám và tàn nhang. Yến sào cũng giúp hồi phục sức khỏe nhất là đối với người đang điều trị bệnh hoặc sau phẫu thuật…
Nguyên liệu:
Giai đoạn chuẩn bị:
Nếu làm tổ thô thì buộc phải ngâm nước, loại bỏ sạch lông và tạp chất (xem cách chế biến yến thô).
Nếu làm từ yến tinh chế thì chỉ cần ngâm trong nước sạch với thời gian từ 30 phút cho đến 60 phút (cho đến khi sợi yến tơi ra là được).
Rửa sạch táo đỏ, ngâm nước ấm cho đến khi táo nở. Lấy ra để cho khô ráo, cho tào đỏ và bát nước vào nồi, vặn lửa lên và nấu cho tới khi sôi sau đó vặn nhỏ lữa và để cho đến khi mềm chín (9 – 14 phút), cho thêm đường vào và để nấu trong 4 – 6 phút nữa.
Giai đoạn chưng yến:
Cho táo đỏ với nước đường phèn vừa nấu, yến sào, gừng vào trong bát lớn bằng sành sứ, thêm nước khoảng 3/4 bát (hoặc chén), để vào trong nồi, tiến hành chưng trong khoảng 15 – 20 phút là vừa chín tới là có thể dùng được.
Thưởng thức: Món chè tổ yến chưng táo đỏ có mùi và hương vị rất đặc trưng nên sẽ ngon hơn khi dùng nóng.
Công dụng: Chè tổ yến chưng táo đỏ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh và là loại chè có mùi hương đặc trưng và dễ dàng chế biến.
Nguyên liệu:
Cách làm món yến chưng hạt chia:
Bước 1: Ngâm yến tinh chế vào nước khoảng 30 phút cho yến nở đều và có độ mềm (Nếu sử dụng yến thô, bạn nên ngâm khoảng 1-2h, sau đó dùng tay tách sợi yến ra và dùng nhíp nhặt hết lông yến). Hạt chia cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 phút cho nở đều.
Bước 2: Cho phần yến đã sơ chế vào thố thủy tinh và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau đó cho tiếp đường phèn, lá dứa vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Cho yến đã chưng ra chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào, khuấy nhẹ và đều tay là có thể thưởng thức.
Thưởng thức: Món yến chưng hạt chia này dùng nóng hay lạnh đều ngon và thích hợp cho cả gia đình.
Công dụng: Món yến chưng hạt chia giúp ổn định đường huyết, giảm cholesteron, tốt cho tim mạch và giai đoạn thai kì.
Chuẩn bị (nguyên liệu cho khoảng 5 người ăn):
Chế biến nguyên liệu:
Hạt sen rửa sạch ngâm nước khoảng 2 tiếng cho mềm. Nếu bạn sử dụng hạt sen tươi thì cần lột vỏ, sau đó dùng tăm loại bỏ tim sen (bạn nhớ thả sen đã lột vỏ vào trong nước để hạt không bị đen)
Yến sào đã sơ chế đem ngâm nước khoảng 20 – 30phút cho yến mềm ra. Sau đó chưng cách thủy khoảng 20 phút.
Hạt sen đem luộc chín, khi hạt sen đã chín mềm cho đường phèn vào ninh khoảng 10 phút. Có thể cho vani vào giúp tăng hương vị cho món chè.
Thưởng thức: Tiếp đến cho chè sen ra bát và cho phần yến đã chưng cách thủy lên trên, thưởng thức ngay khi nóng sẽ ngon hơn.
Công dụng: Món chè giúp thanh nhiệt, an thai, ngủ ngon và tốt cho tim mạch.
Để thực hiện món ngon này mọi người cần phải tỉ mỉ, tuân thủ theo đúng lượng của mỗi thành phần như sau:
Chuẩn bị: Tổ yến loại 10gram, bạch quả loại có 14 hạt, đường phèn vừa đủ.
Cách thực hiện: Sử dụng loại yến tinh thì chỉ cần ngâm từ 15 đến 20 phút là có thể thực hiện vớt ra và để tháo nước. Trong trường hợp tổ yến thô cần ngâm với nước khoảng 30 hoặc 1 tiếng cho đến khi các sợi yến mềm ra và tổ yến có thể nhặt được các sợi lông. Bạn đã biết cách nhặt lông yến nhanh và sạch chưa.
Tiếp đến, rửa hạt quả bạch quả cho thật sạch. Sau đó luộc chín hạt bạch quả và vớt ra, chờ cho đến khi hạt nguội thì bóc vỏ. Thực hiện nấu hạt bạch quả với đường phèn khoảng 20 phút. Trong thời gian này chỉ nên để lửa riu riu nhỏ để không bị cháy.
Sau 20 phút chúng ta tiếp tục đổ tổ yến đã được xử lý ở phía trên vào với hỗn hợp đường phèn và hạt bạch quả. Chưng tất cả các nguyên liệu trên trong khoảng 15 phút là có thể bắc ra và dùng ngay khi nóng. Với cách nấu yến chưng bạch quả này cần lưu ý cho yến vào sau cùng để không làm mất giá trị dinh dưỡng của tổ yến.
Công dụng: Món yến chưng bạch quả giúp giảm hen suyển, lưu thông máu, bổ não và trị mất ngủ.
Nguyên liệu:
Cách chế biến:
Công dụng: Món yến chưng long nhãn có tác dụng ngừa lo âu, thiếu máu, mệt mỏi suy nhược.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách chưng tổ yến với đường phèn:
Ngâm yến vào nước sôi để nguội khoảng 20 – 30 phút (nếu có những chỗ yến chưa tan thì bạn dùng tay bóp nát ra), sau đó bạn dùng rây để bỏ nước của yến đi và cho yến vào chén sứ nhỏ. Bạn đổ nước sạch vào cho ngập hơn yến 1 chút, bắt đầu cho vào nồi chưng.
Với nồi chưng yến thì bạn đổ nước vào nồi rồi đặt bát yến vào, sao cho nước ngập 2/3 chén đựng yến là được. Sau đó bạn đun nước cho sôi rồi bật lửa nhỏ đi, chưng trong khoảng 20 – 30 phút là yến chín. (Nếu bạn sợ nước tràn vào yến thì bạn có thể dùng xửng hấp nhé)
Yến chín bạn có thể ăn nóng, hoặc để nguội ăn cũng rất ngon. Khi ăn thì bạn chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn khoảng 5gram và ăn đều đặn sẽ phát huy được tác dụng bồi bổ sức khỏe nhất.
Công dụng: Món yến chưng đường phèn giúp giải nhiệt thanh mát, kích thích vị giác.
Trên đây, Sâm Yến Linh Chi đã tổng hợp một số cách chưng yến đơn giản, nhưng không kém phần thơm ngon bổ dưỡng. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé !