Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?

Trong thời gian qua Sâm Yến Linh Chi nhận được nhiều phản hồi từ quý khách rằng: ” Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?” Nếu bạn hoặc người thân của mình mắc bệnh tiểu đường thì đừng có lo ngại nhé ! Bản thân tổ yến là được làm từ dãi của chim yến, nó không chứa thành phần đường. Vì vậy những người bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được yến sào.

Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không? 1

1. Gía trị dinh dưỡng có trong yến sào

Thành phần yến sào có chứa một hàm lượng protein cực cao (45 – 55%). Bên cạnh đó là 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Trong đó, có một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%), cực kỳ hiệu quả trong việc hỗ trợ tái tạo tế bào cơ, các mô và da. Theo nhiều nghiên cứu, dùng yến sào thường xuyên sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe:

  • Tăng sức đề kháng, làm giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn và lão hóa da, giúp da mịn màng, săn chắc.
  • Hỗ trợ cải thiện hệ hô hấp.
  • Làm giảm huyết áp, cải thiện chức năng tim.
  • Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể.
  • Detox – Thải độc tố.
  • Tăng tuổi thọ con người.

Với những ưu điểm tuyệt với nêu trên, tổ yến là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng, từ người trưởng thành, trẻ em, người cao tuổi cho đến phụ nữ mang thai và sau sinh, người bệnh,…

2. Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?

Như đã nói ở trên, vì yến sào rất tốt và chất lượng nên đảm bảo an toàn đối với người bị tiểu đường, yến sào giúp cho bệnh nhân bị tiểu đường tăng sức đề kháng, ngăn chặn những virut cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Người bị tiểu đường thường mất đi một lượng đường nhất định, chế độ ăn uống phải kiêng khem rất kĩ nên thường không đủ chất dinh dưỡng.

Yến sào sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cung cấp những dưỡng chất cần thiết, bổ sung vào lượng chất dinh dưỡng còn thiếu do chế độ ăn uống không đảm bảo.

3. Những chế biến yến sào cho bệnh nhân tiểu đường

Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không? 2

Một trong những món ăn phổ biến nhất được chế biến từ tổ yến sào chính là món yến chưng đường phèn. Vì đây làm món chế biến rất dễ ăn, thanh mát, giữ được dưỡng chất vốn có trong yến.

Tuy nhiến đối với người mắc bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng đường. Vì vậy khi chế biến món này, chúng ta không cho đường mà hãy cho tthêm vài ba quả táo tàu, giúp cho yến vẫn giữ được vị ngọt thanh mà không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Mách bạn thêm một số món ăn được chế biến từ yến sào dành cho người tiểu đường. Các bạn có thể chế biến yến với những món không đường mà vẫn bổ dưỡng, dễ ăn như yến sào hầm gá ác, cháo yến, yến sào hầm chân giò…

Nếu bạn vẫn muốn chế biến yến với đường thì nên đến siêu thị hay hiệu thuốc gần nhà mua loại đường chuyên dụng dành cho người tiểu đường nhé.

4. Chia sẻ công thức chế biến món yến chưng lá dứa thơm ngon, giảm lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

Hiện nay, có 3 cách làm yến chưng lá dứa, tuy cách chế biến có phần khác nhau nhưng món ăn nào cũng đảm bảo cực kỳ tốt cho sức khỏe và có hương vị vô cùng thơm ngon.

4.1 Cách chế biến yến chưng lá dứa xay nhuyễn

Nguyên liệu:

  • Tổ yến tinh chế: 5gram.
  • Đường phèn.
  • Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.
  • Lá dứa xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
  • Một chiếc nồi.

Thực hiện:

Với cách làm yến chưng lá dứa này, trước tiên bạn cần ngâm tổ yến tinh chế trong nước để yến nở và tơi ra, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào nồi chưng cách thủy.

Khi thấy sủi bọt khí thì cho thêm đường phèn một lượng vừa đủ đường phèn vào chưng thêm 5 phút nữa. Phần lá dứa xay nhuyễn, bạn dùng rây lọc lấy phần nước cốt của lá dứa và cho vào phần yến sau khi chưng rồi dùng nóng là ngon nhất.

Công dụng: Yến chưng lá dứa giúp nhuận tràng, trị thấp khớp, giảm đường trong máu.

4.2 Cách chế biến yến chưng lá dứa cắt khúc

Nguyên liệu:

  • Tổ yến tinh chế: 5gram
  • Đường phèn.
  • Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.
  • Lá dứa cắt khúc
  • Một chiếc nồi.

Thực hiện:

Cách làm yến chưng lá dứa này cũng tương tự như trên, chỉ khác ở công đoạn cho lá dứa vào thố yến chưng. Với cách làm này, bạn cho lá dứa đã cắt khúc vào thố yến chưng gần chín để tạo màu và mùi thơm hơn.

Mách bạn: Bạn có thể nấu đường phèn trước với lá dứa, sau đó cho nước đường vào phần yến đã chưng để có được hương vị thơm ngon nhất.

Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không? 3

4.3 Cách chế biến yến chưng lá dứa và hạt chia

Nguyên liệu:

  • Tổ yến tinh chế: 5gram.
  • Đường phèn.
  • Một chén nhỏ (hay thố nhỏ) để chưng cách thủy.
  • Lá dứa cắt khúc.
  • Hạt chia một lượng vừa đủ.
  • Một chiếc nồi.

Thực hiện:

Các làm này cũng tương tự như trên, nhưng ngoài lá dứa thì bạn sẽ cho thêm hạt chia vào khi yến đã đạt đủ độ mềm dẻo. Món ăn này có thể dùng nóng hay lạnh đều rất ngon.

Đặc biệt, món yến chưng hạt chia còn cung cấp cho bạn một lượng dinh dưỡng cực kỳ nhiều giúp tăng cường năng lượng, làm đẹp da, đẩy lùi lão hóa và xóa tan mệt mỏi.

5. Lý do vì sao dùng lá dứa chưng yến làm giảm lượng đường trong máu?

Yến chưng lá dứa được chế biến từ tổ yến, lá dứa và đường phèn, mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Trước tiên, hãy cùng khám phá xem từng loại nguyên liệu nêu trên có gì đặc biệt nhé.

Không chỉ là một loại gia vị độc đáo giúp làm tăng hương vị cho các món ăn, các nhà khoa học đã phát hiện ra lá dứa còn có nhiều công dụng quý giá khác như:

  • Ổn định đường huyết và giải cảm.
  • Giải quyết gàu
  • Kích thích hoat động của hệ thần kinh
  • Trị bệnh thấp khớp
  • Ổn định đường huyết
  • Hỗ trợ đẩy lùi những triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Với sự kết hợp của cả hai nguyên liệu vô cùng tốt này, yến chưng lá dứa không chỉ là món ăn tuyệt vời giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không? 4

6. Những điều cần ghi nhớ khi sử dụng yến sào cho bệnh nhân bị tiểu đường

Vì yến sào chứa rất nhiều dưỡng chất nên ăn yến sào cũng cần phải có chế độ nhất định. Yến sào chứa nhiều chất đạm, nên chỉ sử dụng 1 – 2 lần trong 1 tuần, nếu sử dụng nhiều sẽ dấn đến khó tiêu.

Đối với người bị tiểu đường, nên sử dụng tổ yến thường xuyên, giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, hỗ trợ giảm đường huyết trong máu.

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc nên ăn yến sào vào lúc nào là tốt nhất. Bạn nên ăn yến sào vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối để hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất nhé.

Vào buổi tối thời điểm ăn yến tốt nhất và vào lúc trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ. Ăn yến xong nghỉ ngơi thì sự hấp thụ yến vào cơ thể sẽ tốt hơn. Còn ăn yến vào buổi sáng sớm sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều năng lượng cho ngày làm việc thật hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của Sâm Yến Linh Chi giúp quý khách không cần phải thắc mắc “Sử dụng yến sào có tốt cho bệnh nhân tiểu đường không?”.