Tổ yến sào và những kiến thức liên quan cần biết

Tổ yến sào (yến sào) là tên một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, tổ yến sào được xếp vào hàng Bát Trân (tám món ăn cao lương mĩ vị). Món súp tổ yến sào được mệnh danh là “món trứng cá caviar của phương Đông”. Món tổ yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. 

Tổ yến sào và những kiến thức liên quan cần biết 1

1. Tổ yến sào và những kiến thức liên quan cần biết

1.1 Chim yến được biết đến là một trong những loài chim quý hiếm

chúng có giá trị dinh dưỡng cao và thường có tập tính sống theo bầy đàn. Đây là loài vật thích nghi tốt trong môi trường khí hậu mát mẻ, có nhiều cây xanh, gần sông nước, ao hồ ( ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên tốt nhất để nuôi chim yến là các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phía trong Nam).

1.2 Nuôi chim yến là một quá trình không đơn giản

Để nuôi được chim yến tốt, có được giá trị cao như mong muốn, đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị tốt từ kiến thức đến việc thực hành:  thi công xây dựng, thiết kế lắp đặt vật tư, chăm sóc, lấy yến… Và vòng đời của một con chim yến trung bình là 8 năm.

Để có được số lượng yến cao và có chất lượng tốt nhất, đòi hỏi người nuôi yến phải tìm hiểu kỹ các kiến thức liên quan đến môi trường sinh sống, cách thức hoạt động và những quy trình quan trọng như: làm tổ, thời gian chim đẻ trứng….

Trên thực tế, khi đầu tư nuôi được 2 năm, các bạn có thể thu hoạch được số lượng tổ yến sào đầu tiên. Xây dựng, thiết kế nhà nuôi yến bạn cần chọn những nơi có điều kiện môi trường mát mẻ, nhiều cây xanh, gần ao hồ và đặc biệt thiết kế tỉ mỉ về phần ánh sáng, độ ẩm, âm thanh tốt. Chim yến rất tinh. Chúng có thể nghe được sóng siêu âm và biết đã làm tổ ở đâu, không bao giờ bỏ đi nơi khác.

2. Khám phá qui trình hình thành nên tổ yến sào

Tổ yến sào và những kiến thức liên quan cần biết 2
Chim yến dùng nước bọt để xây nên những chiếc tổ chắc chắn bám trên vách đá

Tổ yến được làm bằng dịch tiết ra trực tiếp từ miệng chim yến (nước bọt của chim yến). Bước vào mùa làm tổ, chim yến sẽ chọn một vị trí thuận lợi để xây tổ

Vị trí này sẽ được giữ nguyên trong nhiều năm, thường là cả đời. Để xây tổ, chim yến sẽ sử dụng lưỡi để đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt nhiều lần lên vách hang để định hình tổ yến. Nước bọt sẽ khô lại sau khoảng 2 đến 3 tiếng.

Để hoàn thành một chiếc tổ, chim yến phải mất rất nhiều đêm. Trung bình mỗi đêm chim yến chỉ xây được khoảng 1 mm. Theo các nhà nghiên cứu, chim yến gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều sức lực khi xây tổ. Thậm chí khi xây, chúng còn phải nhắm mắt, xù lông rất vất vả.

Khi kích thước chiếc tổ đủ lớn, chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ và đu lên vách hoặc mép tổ để quẹt vào lòng tổ. Tổ yến cũng chính là nơi chim yến đẻ trứng sau này. Với những người đi thu hoạch tổ, khi họ thấy tổ yến có xơ mướp thì sẽ biết chú chim yến đó sắp đẻ trứng.

Tới mùa sinh sản, thời gian chim yến bắt đầu xây tổ lần đầu tiên là khoảng 4 – 4.5 tháng, những lần tiếp theo mất khoảng 1 tháng. Thời gian chim yến xây tổ: từ thời điểm giáp Tết cho đến tháng 3 âm lịch .

2.1 Các dạng tổ yến sào thường gặp

Tổ yến sào điển hình có hình thù giống với chiếc tai nên còn được gọi là tai yến, thường nặng từ 5 – 10g đối với tổ làm lần đầu, và 7 – 15g đối với tổ làm lần thứ hai. Sau nhiều lần làm lại thì tổ yến sẽ càng to dần và tròn đẹp hơn.

Về nguồn gốc, có 2 loại là tổ yến sào tự nhiên (yến đảo) và tổ yến nhà. Về màu sắc, tổ yến sào có 3 loại chính là huyết yến, hồng yến, bạch yến… Trong đó huyết yến là đắt và hiếm nhất, còn bạch yến là phổ biến nhất.

2.2 Chim yến đảo làm tổ:

Loại này thường làm tổ ở trong những hang động, vách đá, ( nơi có cường độ ánh sáng khoảng 2 lux nhằm  tránh kẻ thù như: Cú mèo hay dơi…)  chúng thường có thói quen làm tổ ở một vị trí cố định trong nhiều năm liền và bắt đầu làm tổ khi tuyến nước bọt của chúng phát triển.

Sau đó chúng dùng lưỡi đẩy tuyến nước bọt ra khỏi miệng rồi quẹt nhiều lần vào thành vách hang để định hình. Sau 2 – 3h, nước bọt của chúng sẽ khô lại. Cụ thể các bước:

  • Ban đêm, khi tuyến nước bọt phát triển, chim yến dùng lưỡi đẩy nước bọt lên trên mép tổ
  • Chim yến tiếp tục đu mình trên mép tổ và chúc đầu xuống để liên tục tiết nước bọt làm tổ.
  • Sau  một thời gian, cấu trúc tổ yến sào dần được hình thành, lúc đầu như xơ mướp, sau đó ngày càng được dệt chặt chẽ hơn.
  • Khi tổ yến sào hoàn thành cũng là lúc chim yến sắp đến thời kì đẻ trứng. Lúc này các bạn có thể thu hoạch yến.
2.3 Chim yến nhà làm tổ:
Tổ yến sào và những kiến thức liên quan cần biết 3
Chim yến làm tổ trong nhà nuôi

Loại này cũng có những đặc tính sinh sống và làm tổ như chim yến đảo, song để có thể dẫn dụ chúng về làm tổ và sinh sống, bạn cần phải đầu tư, thiết kế các phương tiện hỗ trợ về: âm thanh, ánh sáng, độ ẩm….

Nhà nuôi yến hiện nay thường được xây dựng tại những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ, đảm bảo được việc chim có thể trú ngụ tốt vào ban đêm.

  • Ban ngày chúng đi kiếm ăn bên ngoài
  • Ban đêm chọn vị trí phù hợp trong nhà yến để làm tổ ( thường là vách nhà và đây là vị trí cố định của chúng).
  • Hành trình xây dựng, hình  thành tổ cũng giống như với chim yến đảo.

Qua đây, có thể thấy chính vì quá trình tạo nên tổ yến rất công phu và khó khăn, cộng với nguồn dinh dưỡng rất lớn trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn của yến sào.