3032 lượt xem
Tổ yến sau khi quý khách mua về tuy đã bảo quản ở điều kiện tránh ánh nắng trực tiếp và không tiếp xúc với không khí nhưng vẫn chuyển sang màu vàng. Điển hình nhất là tổ yến có màu trắng có đốm vàng nhạt, vàng sậm, hoặc thậm chí là đổi sang màu cam. Vậy liệu rằng những tổ yến như thế có sử dụng được hay không ? Cùng Sâm Yến Linh Chi tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Hiện tại Tổ yến có nhiều loại như Huyết Yến, Hồng Yến…, nhưng bài viết này ta chỉ xét màu sắc của Bạch Yến. Đây là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay có trên 90% người dùng Tổ yến đang dùng loại này.
Thông thường, loại Bạch yến sẽ có màu trắng ngà đến hơi vàng. Đây là màu sắc đặc trưng của tổ yến loại Bạch Yến.
Mọi người lưu ý rằng sẽ có 2 trường hợp để giải thích cho vấn đề Tổ yến để lâu bị vàng.
Thông thường sau khi rã tổ để gắp lông, những “gian thương” sẽ lợi dụng nhúng sợi Yến vào nước đường. Bằng cách đó, họ đã có thể ăn gian khổi lượng của Tổ yến sau khi sấy khô. Bởi vì, bên cạnh sợi Yến thì Tổ yến còn có đường nữa. Rất tinh vi đúng không mọi người?
Chính vì vậy, sau một thời gian bảo quản thì tổ yến sẽ bị đổi hoặc chuyển sang màu vàng. Chúng ta gọi là tổ yến bị “lên đường”.
Đặc biệt: Tổ yến nguyên chất thật sẽ không bao giờ có hiện tượng bị đổi màu nên các anh chị khi mua tổ yến cần lưu ý vấn đề này.
Tổ yến giả ngày nay được làm rất tinh vi, họ sẽ không làm giả hoàn toàn tổ yến mà chỉ làm giả một phần mà thôi. Bên cạnh phương pháp “áo đường”, còn có thể tăng trọng bằng cách quét lòng trắng trứng gà lên tổ yến.
Hoặc thậm chí áo một lớp bột hoặc hồ có màu trắng, rau câu (arga) để nhằm qua mắt người tiêu dùng.
Trong quá trình bảo quản, các tác động nội ngoại ảnh hưởng. Các vi sinh vật hoạt động gây nên nấm mốc ở tổ yến này có màu vàng, vàng đen,v.v…
Thông thường, Bạch yến sẽ có màu trắng ngà đến hơi vàng. Tuy nhiên, nếu tổ yến bạn mua về một thời gian thì đột nhiên xuất hiện các đốm vàng nhạt, vàng sậm hoặc màu cam thì nguy cơ bạn đã mua phải tổ yến có pha tạp chất. Những tạp chất này có thể là tinh bột, đường, hay lòng trắng trứng,…
Chúng được độn vào để làm tăng thêm trọng lượng của tổ yến. Sau một thời gian những tạp chất này bị oxi hóa, khiến tổ yến chuyển màu.
Tổ yến kém chất lượng để càng lâu sẽ càng bị oxy hóa trầm trọng. Màu tổ yến càng đậm hơn, bắt đầu từ vàng nhạt cho đến cam đậm. Thậm chí, nếu bị oxy hóa quá nặng, các sợi yến sẽ bị tơi ra, không còn liên kết chặt chẽ như ban đầu.
Tổ yến sau khi đã bị tăng trọng lượng đã không còn giữ lại chất dinh dưỡng vốn có trong Tổ yến, thậm chí chúng đã bị oxi hóa thì còn có thể gây hại cho cơ thể con người.
Như vậy, tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không ? Câu trả lời là không.
Lưu ý: Tổ yến nguyên chất thật 100% sẽ không bao giờ có hiện tượng bị đổi màu.
Vậy, cách xử lý đối với các loại Yến kém chất lượng này tiêu huỷ ngay. Đừng vì tiếc của mà cố dùng những loại Yến kém chất lượng này nha các anh chị. Bởi vì lúc này các vi chất trong Tổ yến cũng đã bị “biến đổi” và không còn nguyên vẹn nữa.
Ngoài ra, một khi Tổ yến đã kém chất lượng, rất khó biết để được các gian thương còn dùng chiêu trò gì để “hô biến” nhằm qua mắt người dùng hay không. Nên tốt nhất vẫn là đừng ngại tiêu huỷ nha mọi người.
Hi vọng qua bài viết này, mọi người đã biết “Tổ yến để lâu bị vàng có ăn được không? ”. Nếu cần bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé !