Tác dụng của yến sào đối với người bệnh

Tác dụng của yến sào chúng ta đều nhận thấy rõ, với mọi lứa tuổi, từ người khỏe mạnh tới người mắc bệnh yến sào cũng có  tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh tật. Vậy bạn đã biết tác dụng của yến đối với người bệnh như thế nào chưa? Trong bài viết này chúng tôisẽ đưa ra một số kiến thức về yến sào đối với người người bệnh.

1. Yến sào – quà tặng cho sức khỏe con người

Tác dụng của yến sào đối với người bệnh 1

Nếu chúng ta thành công, chúng ta tận hưởng hạnh phúc nhưng cơ thể lại bệnh hoạn, sức khỏe không có thì liệu có vui không? Có hạnh phúc không? Chắc chắn bạn đã có ngay câu trả lời là không rồi. Chỉ khi chúng ta khỏe mạnh thì mới tận hưởng hết thế nào là hạnh phúc được. Vậy mới thấy sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người

Như một quy luật của tạo hóa, khi tuổi càng lớn, sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể cũng bị suy giảm, điển hình suy giảm hệ miễn dịch khiến các loại bệnh cũng theo đó mà phát sinh: bệnh về đường tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy bụng, viêm loét dạ dày, tá tràng…), bệnh về hệ thống tuần hoàn (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ…), bệnh về hô hấp (viêm họng, hen phế quản), sơ gan thậm chí là ung thư.

Yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực, rất phù hợp với người bệnh để tẩm bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh tiểu đường, bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.

2. Tác dụng của yến sào đối với người bệnh

Tác dụng của yến sào đối với người bệnh 2

Yến sào có rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng quý giá, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr… nâng cấp hệ miễn dịch của cơ thể, cân bằng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, khả năng hoạt động thể lực và phản xạ của hệ thần kinh. Yến sào còn có khả năng cải thiện hệ hô hấp của cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh như lao phổi, viêm gan siêu vi, viêm phế quản mãn tính…

Leucine và isoleucine có trong yến sào có tác dụng hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao. Yến sào còn có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng phòng ngừa sự kháng insulin của cơ thể – nguyên nhân dẫn tới 80 – 90% ca tiểu đường trên toàn thế giới. Ngoài ra, trong yến sào có chứa rất nhiều các loại dưỡng chất khác nhau, giúp bổ sung cho cơ thể người bệnh những chất còn thiếu bởi quá trình kiêng khem kéo dài. Bên cạnh đó, với những tác dụng như cải thiện và tăng cường sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng, giảm stress, yến sào cũng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, đảm bảo cho người bị tiểu đường đủ khả năng chống lại những căn bệnh khác.

Yến sào giúp kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình xạ trị không thể ăn uống bình thường do cơ thể đau đớn, mệt mỏi vì vậy sử dụng yến sào trong giai đoạn này là thích hợp nhất. Dùng yến sào thường xuyên sẽ bệnh nhân ung thư mau hồi phục các tổn thương tế bào, kích thích sự sinh trưởng của hồng cầu, bổ sung lượng dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tinh thần thoải mái, hạn chế sự tác động của các loại hóa chất tới các tế bào lành lặn trong quá trình điều trị. Với chế độ ăn uống và luyện tập nghỉ ngơi hợp lý, bệnh nhân sẽ dần ổn định.

3. Cách sử dụng yến sào đối với người bệnh

Tác dụng của yến sào đối với người bệnh 3

3.1. Đối với người bệnh

Các bạn có thể mua yến sào thô hoặc yến sào đã tinh chế về tự chế biến cho người bệnh ăn bổ sung dinh dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp (khoảng 5g yến sào tinh chất/ngày hoặc 30-40g/tuần). Với những người bệnh, ăn yến sào 3 lần/tuần là chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất để giúp họ hấp thu đầy đủ năng lượng và tái tạo các tế bào trong các cơ quan chức năng của cơ thể.

Thời điểm lí tưởng nên sử dụng yến sào là vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ để yến sào phát huy tác dụng tốt nhất.

Đối với bệnh nhân đang điều trị thì nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 2 tiếng để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc cũng như yến sào có thể phát huy tác dụng một cách tối đa đối với người đang điều trị.

Người bị tiểu đường, cao huyết áp, cách tốt nhất là nên thăm dò trước khi sử dụng yến sào, cũng như làm đúng theo lời tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến sào.

3.2. Đối với bệnh nhân ung thư

Tác dụng của yến sào đối với người bệnh 4

Yến sào có thành phần dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể, thích hợp cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư, bệnh nhân sau phẫu để hồi phục sức khỏe, tuy nhiên do hàm lượng dinh dưỡng rất cao nếu không sử dụng đúng phương pháp có thể dẫn tới thừa chất, rối loạn tiêu hóa

Sử dụng yến sào chưng đường phèn hương gừng là thích hợp nhất đối với bệnh nhân ung thư. Yến sào giàu dinh dưỡng kết hợp với gừng tươi có tác dụng chống viêm, cô lập, loại bỏ và ngăn chặn sự di chuyển, lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể.

– Thời gian sử dụng: vào buổi sáng sớm trước khi ăn sáng.

– 7 ngày đâu tiên khi bắt đâu chạy hóa trị, mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ khoảng 100ml. Các ngày tiếp theo dùng mỗi ngày ½ chén

– Lượng yến sào trung bình sử dụng trong 1 tháng khoảng 100gr mới phát huy được hết giá trị của tổ yến với sức khỏe.