Tác dụng của yến sào với làn da

1. Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Tác dụng của yến sào với làn da 1

Yến sào hay yến sào là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Trong yến sào có khoảng 31 nguyên tố dinh dưỡng cùng 18 loại axit amin, có thể bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, phù hợp cho mọi đối tượng từ thai nhi, trẻ em đến người già, người bệnh, phụ nữ mang thai, nam giới tới phụ nữ muốn làm đẹp. Yến sào bao gồm những thành phần dinh dưỡng sau:

– Nhóm chất hỗ trợ sự phát triển cân bằng và khỏe mạnh của thai nhi trong bụng mẹ: Trytophan.

– Nhóm chất hỗ trợ hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, tăng trí thông minh, giúp trẻ tăng cân, ăn ngon, ngủ ngon, tiêu hóa tốt, phát triển khung xương: axit amin cystein, phenylalamine (4,50%), canxi và sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm

– Nhóm chất cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu: cannxi, sắt

– Nhóm chất giúp phụ nữ làm đẹp, làn da trắng hồng, đầy sức sống, không nổi mụn, tàn nhan, ngăn ngừa nếp nhăn, vết nám, chống lão hóa và kéo dài nét đẹp tuổi xuân: aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da, Threonine hỗ trợ hình thành collagen và elastin – hai chất tái tạo lại cấu trúc da. Đây là loại dược phẩm thần kì giúp phu nữ trở nên đẹp hơn mà không lo tăng cân.

– Nhóm chất giúp tăng cơ, tăng cường sinh lực phái mạnh: Agrinine (11,4%), Histidine (2,09%).

– Nhóm chất người bệnh và người cao tuổi bồi bổ cơ thể, phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu: Tyrosine và acid syalic (8,6%) giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).

– Nhóm chất giúp người cao tuổi cải thiện thể chất lẫn trí não, các vấn đề về gan, đường ruột, tăng khả năng hấp thu canxi, chống lão hóa cột sống, chống viêm khớp, giúp phục hồi sụn bao khớp trong trường hợp thoái hóa cột sống, điều chỉnh lượng đường trong máu: acid syalic, Tyrosine, Phenylalanine, Threonine, Histidine, Leucine, Lysine, Methionine.

– Yến sào còn đang được đưa vào nghiên cứu điều trị HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu có tác dụng sản sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau phẫu thuật, giúp cơ thể phục hồi nhanh.

2. Tác dụng của yến sào đối với làn da

Tác dụng của yến sào với làn da 2

Làn da đẹp là làn da được cung cấp, bổ sung đầy đủ Collagen và Elastin. Đây là hai thành phần quan trọng chiếm hơn 75% cấu trúc và hình dạng của da. Hai yếu tố này sẽ quyết định đến việc làn da của bạn có khỏe mạnh hay không, có trơn láng và đàn hồi tốt hay không vì Collagen và elastin có khả năng tự tổng hợp, giúp quá trình hình thành tế bào da mới, phục hồi những tế bào da bị tổn thương một cách nhanh chóng.

Có thể do thời gian sinh hoạt, chế độ ăn uống không điều độ, môi trường sốngkhông được tốt mà collagen và elastin dần trở nên suy yếu, thậm chí bị hủy hoại. Khi làn da có dấu hiệu suy giảm collagen sẽ có những biểu hiện như nếp nhăn bắt đầu xuất hiện quanh khu vực mắt, miệng. Điều này làm ảnh hưởng tới nhan sắc và sự tự tin của phái đẹp. Vậy nên, thành phần collagen là thành phần quan trọng, chủ chốt trong các sản phẩm làm đẹp da.

Lượng collagen dồi dào trong yến sào chính là điểm hấp dẫn các chị em phụ nữ có mong muốn làm đẹp, chăm sóc làn da, duy trì thanh xuân. Thực chất, trong thành phần yến sào chứa nhiều Threonine giúp hình thành nên Elastine và Collagen là 2 dưỡng chất giúp cho bạn có một làn da tươi trẻ, đầy sức sống và ngăn ngừa tác động của quá trình lão hóa da.

Bên cạnh đó thành phần collagen có trong yến sào còn có tác dụng đối với những phụ nữ mang thai, giúp hạn chế vết rạn da, nám da, trong uqas trình mang thai, nội tiết tố trong có thể thay đổi. Do đó yến sào giúp cho bà bầu vẫn có thể đẹp rạng ngời ngay cả khi mang thai.

Đối với phụ nữ sau 30 tuổi, dấu hiệu của sự lão hóa sẽ xuất hiện: nếp nhăn trên trán, khóe mắt, khóe miệng; vùng da gò má, chân mày, quanh mắt và quanh cổ không còn săn chắc, bị chảy xệ hay những vết thâm nám, tàn nhang.

Yến sào với 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng cùng các hoạt chất như Cu, Zn, Br giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, thải độc hiệu quả, kích thích phân chia tế bào, xây dựng các mô, kiểm soát hệ thống nội tiết.  Phụ nữ sử dụng yến sào thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, xóa mờ tàn nhang, vết nám, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa, phục hồi phần da sạm khô, cho bạn làn da long lanh với vẻ đẹp và sự trẻ trung.

Ngoài ra, Glyco-proteins, vitamin B và các loại axit béo trong yến sào giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp cho da luôn khỏe mạnh, căng bóng và bảo vệ da khỏi những tác động xấu từ môi trường bên ngoài như: ánh nắng, bụi bẩn, không khí ô nhiễm.

3. Ăn yến sào như thế nào để đẹp da?

Tác dụng của yến sào với làn da 3

Yến sào là một dạng thực phẩm chức năng, vì vậy nên dùng thường xuyên và đều đặn mới phát huy được công dụng. Không nên ăn một lần quá nhiều (cơ thể khó có thể hấp thu hết), rồi ngưng một thời gian lâu mới ăn lại. Một người có sức khỏe bình thường có thể ăn từ 3-5g yến cho mổi lần ăn và ăn cách ngày.

Các chị em phụ nữ thường suy nghĩ đến vấn đề “ăn yến sào như thế nào để đẹp da mà vẫn có thể tiết kiệm?” bởi giá thành của yến sào không phải là rẻ? Với liều lượng tiêu chuẩn dùng yến có hiệu quả tốt nhất: 3 lần/ tuần, mỗi lần dùng từ 3-5g thì trong 2 tháng bạn chỉ dùng trên dưới 100g yến, chi phí để làm đẹp da bằng cách bồi bổ từ bên trong này quả thực còn rất rẻ mà vô cùng an toàn so với chi phí thẩm mĩ hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm trên thị trường.

Để yến sào phát huy tác dụng tốt nhất, người dùng cần lựa chọn được thời điểm ăn thích hợp. Ăn vào bữa tối trước khi đi ngủ hoặc là bữa sáng, đây là 2 thời điểm cơ thể có thể hấp thu được trọn vẹn các chất dinh dưỡng ở trong yến, mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Nếu chế biến các món ăn với yến sào như cháo yến, súp yến, chè yến… thì nên chưng yến riêng sau đó mới trộn vào món ăn để bảo toàn chất dinh dưỡng trong yến sào.

Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng không nên dùng yến. Vì thời điểm trên là thời điểm khá nhạy cảm với cả mẹ bầu. Chúng ta nên ăn yến thường xuyên bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ

Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng kém: tay chân lạnh, cao huyết áp, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… thì không nên dùng yến sào