Tác dụng của yến sào đối với người già

Yến sào giờ đây không còn quá xa lạ, không chỉ là cao lương mỹ vị mà còn là món ăn đầy dưỡng chất cung cấp cho con người tăng sức đề kháng, tăng thể trạng, có tác dụng với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tác dụng của yến sào đối với lứa tuổi người già như thế nào?

1. Một số vấn đề thường gặp ở người già

Tác dụng của yến sào đối với người già 1

Có bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn già đi không? Nhìn vào những cụ già có lẽ bạn cũng biết được câu trả lời đó chính là sức khỏe trở nên mong manh hơn, các hoạt động của cơ thể bị suy giảm, cơ thể dễ bị tổn thương và thời gian phục hồi sẽ lâu hơn nếu mắc bệnh… Tuổi già không thể không đến, nhưng những ai biết cách giữ gìn thân thể thì sức khỏe sẽ tốt hơn, dẻo dai và bền bỉ hơn. Vậy người già làm cách nào để cải thiện và duy trì sức khỏe tốt?

Người già khó ăn do suy giảm vị giác hoặc mắc một số bệnh mãn tính như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hen phế quản, thoái hóa khớp,…  khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến chán ăn. Người già khí huyết lưu thông kém, hay lo âu, suy nghĩ, nên rất khó ngủ, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ. Khó ăn, khó ngủ và các chứng bệnh mãn tính, làm người lớn tuổi thể trạng suy yếu,  thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.

Theo các nhà chuyên giavề dinh dưỡng, người già cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp: giàu protein, khoáng chất và đầy đủ các loại vitamin nhưng phải là thức ăn dễ tiêu hóa (ít dầu mỡ), giảm đường, giảm muối, nhiều rau quả tươi để duy trì sức khỏe và yến sào là thực phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu này.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì: “món yến sào hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn”.

2. Tác dụng của yến sào đối với người già

Tác dụng của yến sào đối với người già 2

2.1. Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng

Yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Khi tuổi về già chức năng của các bộ phận trên cơ thể người già bị lão hóa và suy giảm rất nhiều. Ở độ tuổi trên 60, hệ tiêu hóa hấp thu năng lượng giảm hơn 30% so với lúc trẻ.

Yến sào có chứa Axit aspartic khoảng 4.69%, đây là một loại axit rất quan trọng trong việc tăng trưởng của mô và các cơ, tái tạo tế bào. Loại Axit aspartic này giúp cơ thể xây dựng được hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách sản sinh ra các globutin miễn dịch và kháng thể. Tuổi già hệ miễn dịch ngày càng kém, nếu bổ sung lượng axit aspartic này kịp thời sẽ làm tăng khả năng miễn dịch và giúp người già khỏe mạnh hơn.

2.2. Tăng cường trí nhớ

Tác dụng của yến sào đối với người già 3

Tình trạng người già bị suy giảm trí nhớ diễn ra khá phổ biến, đây có thể là triệu chứng hay quên do tuổi tác nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của bệnh “lẫn”. Trung bình một ngày chúng ta cần phải đảm bảo ngủ 8 tiếng. Tuy nhiên, người già thường bị mất ngủ do máu không lưu thông dẫn đến nguy cơ người già thường mắc các bệnh rối loạn tiền đình hay tắt nghẽn mạch máu não.  Trong thành phần yến sào có chứa axit amin phenylalamine 4.5% sẽ giúp máu lưu thông lên não và cải thiện trí nhớ cho người già

2.3. Phục hồi sức khoẻ

Trong yến sào có chứa chất axit syalic và tyrosine rất tốt cho việc phục hồi sức khoẻ bệnh nhân điều trị xạ trị , hoá trị, bệnh nhân sau phẫu thuật. Đặc biệt yến sào cho bệnh nhân ung thư là một sự lựa chọn hoàn hảo. Người bệnh ăn yến sào điều độ mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng từ đó ngăn ngừa sự lan toả của các tế bào ung thư.

2.4. Khắc phục một số bệnh hay gặp ở người già

Tác dụng của yến sào đối với người già 4

– Huyết áp cao hoặc thấp: Yến sào giúp tăng cường tuần hoàn của tim, ổn định huyết áp

– Các bệnh xương khớp: Yến sào chứa lượng Protein cao (45- 55% ) giúp người già hạn chế tình trạng thường xuyên đau mỏi, tê nhấc chân tay, vận động kém hoặc khó khăn, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm

– Lão hoá nhanh : Chứa nhiều chất chống oxi hoá làm giảm quá trình lão hoá ở người già

– Suy giảm chức năng thận: Tăng cường chức năng bài tiết đã suy yếu của thận, giảm triệu chứng đi tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần

– Bệnh tiểu đường: Nếu dùng yến sào thường xuyên và đều đặn mỗi ngày, sẽ giúp duy trì lượng đường glucose trong máu. Trong yến sào có chứa Leucine khoảng 4.56% và Isoleucine khoảng 2.04% giúp hỗ trợ và điều chỉnh lượng đường trong máu.

2.5. Kích thích vị giác

Khẩu vị của người cao tuổi thường rất phức tạp cũng giống như tâm sinh lí của họ. Yến sào giúp kích thích vị giác của người cao tuổi, giúp ăn uống ngon miệng hơn, tăng cường khả năng tiêu hoá và trao đổi chất cho cơ thể, giúp người già hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và bớt táo bón – một căn bệnh thường gặp, gây nhiều khó chịu cho cơ thể người già.

3. Cách sử dụng yến sào cho người già hiệu quả nhất

Tác dụng của yến sào đối với người già 5

3.1. Liều lượng dùng yến sào

Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cơ thể người già khó có thể hấp thụ hết được trong một lần ăn. Vì vậy, khi dùng nên cân nhắc lượng yến phù hợp để tránh lãng phí.

Các chuyên gia về sức khỏe khuyên người già nên bổ sung yến sào mỗi ngày chỉ 70 – 100ml là đủ (trong đó, yến sào chứa từ 10 – 12%). Cụ thể từng tháng sử dụng như sau:

– Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

– Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều 2 ngày/chén.

– Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều 3 ngày/chén.

Để có tác dụng yến sào tốt nhất khi ăn thường xuyên yến sào, nên ăn đều đặn hàng ngày hoặc có thể ăn cách ngày theo lịch với lượng yến nhỏ vừa đủ.

– Đối với người già khỏe mạnh nên ăn yến sào trung bình khoảng 100g/ tháng.

– Đối với người già đang điều trị bệnh ăn yến sào khoảng 150g/ tháng.

3.2. Thời điểm dùng yến sào

Tác dụng của yến sào đối với người già 6

Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng,  ăn yến tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi sáng và buổi tối thì nồng độ nội tiết tố tăng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

Đối với các trường hợp ăn yến sào vào buổi tối cơ thể bị lạnh thì có thể hạn chế tình trạng này bằng cách thêm vào lát gừng vào khi chưng yến sào.

Ngoài ra, đối với người già đang điều trị bệnh thì nên dùng yến sào sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ để không làm mất tác dụng của thuốc mà vẫn phát huy được tác dụng của yến sào.

3.3. Cách chế biến yến sào cho người già: món cháo yến thịt bằm

Tác dụng của yến sào đối với người già 7

Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ yến sào, tuy nhiên tùy thuộc vào đối tượng sử dụng để có cách chế biến món ăn cho hợp khẩu vị. Cháo yến là món ăn dễ ăn lại cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người già.

– Chuẩn bị: 2 tai yến sào thô đã tinh chế, nếu là yến sào chưa tinh chế bạn chỉ cần ngâm trong nước khoảng 30p rồi lấy nhíp nhặt sạch lông yến rồi xả với nước là được, 100g thịt lợn xay, 1 chén gạo (cả nếp lẫn tẻ), 100ml nước lọc, dầu mè, dầu ăn, muối, gia vị, nước tương, rượu trắng, l ít nước gừng

– Thực hiện: Vo gạo sạch rồi để ráo, rang sơ rồi cho nước vào nấu để cháo đạt độ ngon nhất. Phi hành tỏi cho thơm rồi đổ thịt bằm vào xào chín, nêm cho vừa ăn. Tiếp theo chưng riêng yến sào đã làm sạch, đem chưng cách thủy từ 25-30p. Khi thấy cháo nhừ, bạn đổ yến sào đã chưng và thịt bằm xào chín vào đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn múc ra bát ăn nóng. Đảm bảo đây là món ăn kích thích vị giác cho người già, người bệnh hiệu quả.

Với món cháo thịt bằm đơn giản này giúp cho người bệnh phục hồi nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị đồng thời cũng là giải pháp giúp người già ăn ngon miệng rất hiệu quả.

Tác dụng của yến sào đối với người già 8

Cách chế biến yến sào cho người già không chỉ có món cháo yến mà còn có các món như: Chè yến hạt sen, soup yến cua, yến sào hầm gà ác… Bạn cũng có thể chế biến yến sào bằng cách kết hợp với các nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị.

3.4. Lưu ý khi sử dụng yến sào cho người già

– Ngoài việc bổ sung yến sào, người già cần có chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin…  Đồng thời, cần kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.

– Đối với người cao tuổi đang điều trị bệnh, việc bổ sung yến sào là cần thiết, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng để được đảm bảo nhất.