1903 lượt xem
Nhân sâm Hàn Quốc với những công dụng tuyệt vời của nó hiện nay đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Nhưng mấy ai biết rằng, khi nói đến công dụng của nhân sâm là cách nói chung chung, vì nhân sâmcó nhiều dạng khác nhau, mỗi một dạng cho công dụng cũng như đặc trưng riêng biệt. Trong bài viết này, samyenlinhchi sẽ chia sẻ về từng loại nhân sâm, và đặc biệt là tác dụng của nhân sâm đỏ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Nhân sâm là loại thảo dược có tác dụng đại bổ, tuy nhiên trên thị trường hiện nay đang bán không ít các loại nhân sâm khác nhau và không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là nhân sâm thật đâu là nhân sâm giả.
Trên thế giới nhân sâm được trồng chủ yếu ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ..và gần đây Việt Nam cũng đã nghiên cứu thành công trồng giống sâm quý Ngọc Linh. Trong số đó, nhân sâm Hàn Quốc được đánh giá cao hơn cả về chất lượng cũng như tác dụng của nó đối với sức khỏe con người
Một số tài liệu lịch sử khác của Hàn Quốc cũng ghi chép lại rằng từ triều đại Choson (1567 -1608) người Hàn Quốc đã biết tự gây giống trồng sâm. Đầu tiên, họ lấy giống sâm núi và gieo trồng ngay gần nơi phát hiện có sâm tự nhiên mọc nhiều trong rừng sâu, sau đó họ chuyển xuống vùng trung du sườn núi để trồng và cuối cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật canh nông hiện đại, người Hàn Quốc ngày nay đã gieo trồng sâm phổ biến trên các cánh đồng ruộng.
2.1. Phân loại Nhân sâm theo quá trình sinh trưởng
Sâm trồng (재배삼)
Là nhân sâm từ lúc gây giống và trồng trưởng thành ở trên đồng ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo hiện đại. Nhân trồng thường có 2 nhánh lớn được coi là chân của củ sâm và các rễ sâm mọc từ hai chân sâm. Tùy theo loại đất trồng, phương pháp trồng, loại phân bón, nước, cũng như cách chăm sóc…mà hình dáng và số rễ sâm mọc ra nhiều hay ít. Số nhánh của rễ sâm cũng được dùng để phân biệt độ tuổi của sâm trồng
Sâm Jang-nue (장뇌삼)
Là loại nhân sâm được nhân từ giống sâm núi nhưng được trồng nhân tạo với kỹ thuật hiện đại như sâm trồng đồng ruộng. Vì không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân nên được gọi là Sâm Jang-nue (tức là loại sâm chỉ có cái đầu dài). Giống nhân sâm này chỉ trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.
Sâm núi (산삼)
Là loại sâm núi mọc tự nhiên trong núi sâu, có tác dụng tốt nhất, rất quý hiếm. Sâm núi có vị hơi ngọt và đắng. Hiện nay, hầu như rất hiếm khi tìm gặp được sâm núi. Việc xác định số tuổi của sâm núi cũng không dễ và phải nhờ tới chuyên gia lâu năm về sâm.
2.2. Phân loại nhân sâm theo phương pháp chế biến
Sâm tươi (산삼)
Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất bùn mỏng trên mình củ. Nhân sâm tươi được chia ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như sắc nước, ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
Bạch sâm (백삼)
Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Sau khi được sấy khô, bạch sâm có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô.
Hồng sâm (홍삼)
Từ nguyên liệu sâm tươi 6 tuổi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% khi đó ruột sâm chuyển thành màu hồng, nên được gọi là Hồng Sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều Saponin có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.
Thái cực sâm (태극삼)
Từ nguyên liệu sâm tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vỏ và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra, tiếp tục đem sấy khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm. Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm.
3.1. Tăng cường sức khỏe
Nhân sâm đỏ chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng thúc đẩy cơ quan cơ thể làm việc, cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy, nhân sâm đỏ rất thích hợp cho các bệnh suy nhược, người già, hoặc ốm.
3.2. Kích thích hoạt động của não
Đối với những người làm việc căng thẳng, áp lực cao, sử dụng nhân sâm đỏ giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ, và đặc biệt là hạn chế mất trí nhớ ở người già, giúp đầu óc minh mẫn.
Thành phần dược tính saponin nhân sâm đặc biệt là các đơn thể saponin Rg1, Rg2, Rg3 có tác dụng làm giãn nở mạch máu não, ức chế sự hình thành các huyết khối từ đó làm gia tăng lưu lượng máu, giảm tình trạng tiếu máu và oxy cho não, cải thiện tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ và nhiều bệnh lý khác, tránh bị xơ vữa động mạch dẫn đến teo não, sa sút trí tuệ ở người già.
3.3. Ổn định nhịp tim và huyết áp
Hồng sâm có hiệu quả cao huyết áp, cải thiện hệ thống lưu thông máu, hạn chế sự gia tăng của cholesterol nên giúp ngăn chặn đột quỵ hiệu quả.
Saponin nhân sâm giúp làm giãn nỡ mạch máu cơ tim, cung cấp oxy cho tế bào cơ tim, tránh các tổn hại do thiếu oxy, giúp cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim. Sử dụng cao hồng sâm giúp bệnh nhân tim mạch có được cảm giác dễ chịu. Thành phần saponin nhân sâm nhóm Rb và Rc có tác dụng cải thiện lưu thông máu, điều hòa và hạ huyết áp cho người dùng.
3.4. Ngăn ngừa loãng xương
Nhân sâm đỏ cao giúp điều tiết estrogen để tăng khả năng hấp thụ canxi, khoáng chất giúp xương chắc khỏe và giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả
Nhân sâm đỏ giúp gia tăng DNA cho tế bào tủy xương, ổn định cân bằng canxi, cải thiện hoạt động của engym từ đó chống oxy hóa, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt cho người cao tuổi.
3.5. Để bảo vệ gan khỏi các yếu tố độc hại
Tác dụng nhân sâm đỏ giải độc gan cao, tăng cường chức năng gan, giúp ngăn ngừa xơ gan, gan nhiễm mỡ do chế độ ăn uống không đúng cách, ít vận động do và đặc biệt là những người nghiện bia và rượu, hoặc thường xuyên phải chiêu đãi khách…
Cách gọi hồng sâm, bạch sâm, sâm thái cực là căn cứ vào cách chế biến. Cụ thể, hồng sâm là nhân sâm tươi (có độ tuổi trong khoảng 4-6 năm) có chất lượng tốt nhất, trọng lượng đạt chuẩn, được hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ trên 120oC rồi phơi khô. Do không bỏ vỏ và trong quá trình hấp chín, tinh bột được tối ưu hóa, không chỉ giữ được hết mà còn làm tăng số lượng của các tinh chất có trong nhân sâm.
Bạch sâm là loại nhân sâm tươi không đủ tiêu chuẩn để chế biến thành hồng sâm. Loại sâm này sẽ được cắt bỏ rễ phụ, bỏ vỏ rồi phơi chỗ râm mát cho khô hoặc tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 60oC. Hàm lượng nước thấp dưới 14%, sản phẩm còn giữ lại hình dạng nguyên thủy.
Thái cực sâm là nhân sâm ngâm trong nước có nhiệt độ 80-90oC trong 10-20 phút rồi sấy khô.
Như vậy, căn cứ vào cách chế biến thì hồng sâm là loại có chất lượng tốt nhất, giữ và phát huy được mọi tinh chất có trong hồng sâm. Cũng chính vì vậy, nhân sâm đỏ được người tiêu dùng sử dụng phổ biến nhất hiện nay
5.1. Sử dụng nhân sâm khô để pha trà uống
Cách 1: Cũng gần giống như việc pha trà thông thường , bạn chỉ cần thái mỏng một vài lát sâm khô sao cho vừa đủ 1 – 3 g. Rồi cho vào ấm pha trà rồi đổ nước sôi vào.
Để nhân sâm khô phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tráng qua lượt nước đầu tiên.
Ấm trà sâm này có thể hãm đi hãm lại 2 -3 lần để uống. Tuy nhiên không nên hãm quá nhiều lần vì như thế nhân sâm đã không còn tác dụng gì nữa.
Sau khi dùng trà xong, bạn có thể lấy bã ra nhai thật kỹ rồi nuốt (lúc này sâm đã mềm ra)
Cách này rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là bổ phế, mát gan, thận.
Cách 2: Sử dụng nhân sâm khô kết hợp với nấm linh chi để pha trà.
Thái vụn 5 g hồng sâm với 10 g nấm linh chi ra rồi hãm với nước sôi, pha như pha nước trà bình thường. Và chỉ nên dùng để uống trong ngày.
Uống trà nhân sâm khô thường xuyên sẽ giúp cơ thể cường trảng hơn, giảm thiểu một số chứng bệnh suy nhược thần kinh , suy nhược cơ thể, và hạn chế các nguy cơ bị huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não.
5.2. Sử dụng nhân sâm khô Hàn Quốc để sắc uống
Cách 1: Giống như việc sắc thuốc, bạn có thể dùng 5 – 10 g Hồng Sâm thái lát, sắc kỹ với nước sôi và cho thêm khoảng 20g đường.
Sau khi sắc xong, uống nước nhân sâm khô trong ngày. Sau đó ăn bã sâm như bình thường. Các này đặc biệt hiệu quả với những người bị suy nhược, gầy gò, ốm yếu.
Cách 2: Cách này bạn cần dùng khoảng 30g hồng sâm cho vào 1,5 lít nước cùng với vài lát gừng xắt mỏng. Thêm 6 quả táo tuần rồi cho lên bếp sắc như sắc thuốc. Dùng để uống trong ngày và có thể ăn xác nhân sâm sau khi uống hết nước.
Cách này có công dụng tăng sức đề kháng, duy trì và phục hồi thể lực, trí lực giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra còn giúp hóa giải tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể.
5.3. Sử dụng nhân sâm khô Hàn Quốc để nấu cháo
Ngoài việc sử dụng nhân sâm khô để hãm trà và sắc thuốc bạn còn có thể sử dụng hồng sâm để nấu cháo nữa.
Cách nấu cháo sâm khô:
Cách 1: Nấu kiểu cháo đơn giản bình thường:
Thái lát 3g Hồng sâm rồi nấu khoảng 15’ với nước. Sau đó cho thêm gạo để nấu thành cháo để ăn.
Cách 2: Nấu cháo đường nhân sâm khô
Sử dụng các nguyên liệu gồm : 3g nhân sâm khô cùng 100g gạo tẻ và một ít đường phèn.
Đàu tiên bạn vo sạch gạo xong trộn gạo vừa vo xong với nhân sâm vừa thái nhỏ. Sau đó cho vào nồi nấu tới khi nồi cháo sâm sôi lên.
Khi nào cháo sôi thì có thể cho lửa nhỏ đi để cháo nhừ.
Cuối cùng cho đường phèn vào nồi nước sôi, nấu thành nước đường phèn đặc, đổ từ từ vào nồi cháo chín.
Khuấy đều lên và để một lúc sau hãy ăn.
Lưu ý:
+ Trong lúc cháo hồng sâm không được cho các loại đũa, thìa sắt, nhôm vào khuấy, nhân sâm ở nhiệt độ cao dễ phản ứng hóa học với các chất trong vật liệu bằng sắt, nhôm khiến ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
+ Không nên cho những người cao tuổi, già yếu ăn cháo vì sẽ gây phản ứng ngược.
+ Người bình thường ăn cháo sâm thường xuyên thì cơ thể luôn khỏe mạnh, cường tráng.
+ Chỉ được ăn cháo hồng sâm vào buổi sáng và buổi chiều. Tránh ăn và buổi tối và đêm.
5.4. Cách chế biến nhân sâm khô ngâm mật ong
Nhân sâm khô ngâm mật ong được xem là cách chế biến nhân sâm rất hiệu quả bởi có thể bảo quản lâu dài mà không giảm tác dụng. Để chế biến sản phẩm này đạt chất lượng tốt, bạn có thể áp dụng cách làm sau:
Nguyên liệu:
+ Nhân sâm khô thái lát 1-3g/miếng
+ Mật ong nguyên chất
+ Bình hoặc hũ thủy tinh có nắp.
Cách làm:
Cho nhân sâm khô đã cắt miếng vào lọ, hũ thủy tinh sau đó đổ mật ong vào ngập các miếng sâm rồi đậy kín nắp. Nhân sâm khô ngâm mật ong có thể bảo quản cả năm, mỗi lần sử dụng 1-2 lát sâm sau đó đậy kín nắp. Có thể dùng chung với sữa tươi, sinh tố để cải thiện vị giác.
Lưu ý: Để có được thành phẩm tốt nhất, khách hàng nên chọn những nguyên liệu nhân sâm khô, mật ong rừng nguyên chất đảm bảo chất lượng tại những đơn vị uy tín. Không nên mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Nhân sâm khô ngâm mật ong còn hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm xơ vữa động mạch, kháng viêm và giảm viêm loét dạ dày, kích thích sự trao đổi chất của tế bào trên cấp, tái tạo tế bào nuôi dưỡng, thúc đẩy chống lão hóa, làm đẹp da, cho da khỏe mạnh, chống lại các vấn đề về da như Eczema, nếp nhăn và tàn nhang. Bên cạnh đó, việc kích thích hormone, tăng ham muốn tình dục, hữu ích cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và nam giới yếu sinh lí.