49 lượt xem
Trên thế giới, nấm linh chi có đến vài chục loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc châu Á, châu Đại Dương và châu Mỹ. Trong đó nấm linh chi Hàn Quốc mang lại giá trị lớn về mặt y học.
Loài linh chi cổ (Ganoderma appalatum) hoặc linh chi nhiệt đới [Ganoderma tropicum (Jungh.) Bres.] được xem là đứng đầu về mặt chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
Lớp vỏ, thường có màu đỏ nâu, đôi khi đen, xanh, vàng, tím hoặc trắng:
Trên thị trường chủ yếu là nấm linh chi đỏ [Ganoderma lucidus ( Leyss. Ex Fr.) Karst.] hoặc linh chi tím (Ganoderma sinensis Zhao, Xu et Zhang), họ nấm lim (Ganodermataceae).
Quả thể của nấm linh chi được dùng làm thuốc với nhiều tên như nấm trường thọ, linh chi thảo, thuốc thần tiên… Dược liệu linh chi bao gồm cả phần mũ nấm và cuống nấm của nấm linh chi.
Thành phần hóa học trong nấm linh chi rất phong phú: Có chứa các hợp chất triterpen, sesquiterpen, sterol: esgosterol, β – sitosterol, các polysaccharid, các alkaloid, saponin, các acid amin, các nucleosid, các nguyên tố vô cơ: Ca, Mg, Na, Mn, Fe, Zn, Cu; các acid béo và enzym…
Trong đó, triterpen và polysaccharid là quan trọng nhất, có tác dụng chống ung thư. Polysaccharid còn có tác dụng ức chế sinh trưởng và di căn của các tế bào ung thư vú.
Ngoài ra, nấm linh chi còn có tác dụng hạ đường huyết, ức chế kết tập tiểu cầu, kháng khuẩn, kháng virut. Đặc biệt là tác dụng điều hòa miễn dịch, nâng cao thể trạng.
Theo y học cổ truyền, linh chi vị nhạt, tính ấm. Quy kinh: Tâm, can, phế. Công năng bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần, chỉ khái, bình xuyễn.
Trị khí huyết bất túc, tâm thần bất an, ho hen, khí suyễn, tỳ vị hư nhược, cường kiện gân cốt, đẹp da. Linh chi hiệu quả tốt với các chứng: đau thắt ngực, bệnh mạch vành, huyết áp dao động, viêm phế quản, hen suyễn, viêm gan mạn tính, cholesterol máu cao, thấp khớp, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tiền mãn kinh, làm tăng trí nhớ.
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong nấm Linh Chi có chứa tới hàng trăm hoạt chất có lợi với sức khỏe. Trong đó, hoạt chất Adenosine, Triterpenoid là 2 thành phần trong nấm Linh Chi có tác dụng nổi bật làm giảm cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu, phòng tắc nghẽn mạch máu não.
Đồng thời, chúng có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất – tuần hoàn máu được tăng cường, ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.
Bên cạnh đó, nấm Linh Chi còn có khả năng giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hỗ trợ giúp quá trình hồi phục sau khi bị tai biến được tốt hơn.
Theo đó, huyết áp được điều chỉnh và có tác dụng giúp các mạch máu hoạt động trở lại bình thường. Máu lưu thông tốt lên não bộ và các cơ quan trong cơ thể cũng cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ đắc lực cho quá trình hồi phục của bệnh nhân sau khi bị tai biến.
Bên cạnh đó, nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt cho hệ thần kinh, giảm triệu chứng đau đầu, mất ngủ, có tác dụng vào quá trình thanh lọc cơ thể, giải độc, tăng sức đề kháng, giúp phòng trừ nhiều bệnh khác, cân bằng huyết áp, tốt cho nhiều hệ cơ quan, điều hòa lượng đường trong máu,…
Đối với bệnh nhân sau khi bị tai biến thì việc bổ sung thảo dược không chỉ có tác dụng cải thiện những di chứng mà còn tốt cho cơ thể và giúp hồi phục hiệu quả hơn như nấm Linh Chi là rất cần thiết.
Sử dụng nấm Linh Chi đỏ là tốt nhất bởi theo nhiều nghiên cứu thì loại nấm này có hàm lượng dược tính cao nhất. Sử dụng nấm Linh Chi đỏ để pha trà, nấu nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe sau tai biến, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.
Tuy nhiên liều lượng sử dụng như thế nào và nên sử dụng bổ sung vào thời điểm nào thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất theo tình trạng bệnh cũng như các loại thuốc khác trong quá trình điều trị di chứng sau bệnh.
Sử dụng nấm Linh Chi nấu nước chỉ đơn giản là thái lát chúng rồi đun cùng nước và để sôi khoảng 15 phút, sao cho lượng nước giảm đi ⅓ thì tắt bếp và chắt lấy nước, để nguội rồi uống. Ngoài ra, sử dụng nấm Linh Chi đã nghiền bột để pha trà cũng là gợi ý sử dụng mà nhiều người có thể tham khảo.
Liều dùng chung của nấm linh chi: 3 – 10gram/ngày.
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: Linh chi, cúc hoa, lạc tiên, lá sen, vông nem, mỗi vị 6 – 8gram, hãm uống thay trà hoặc sắc uống.
Hoặc linh chi, long nhãn, quả dâu, mỗi vị dùng 10gram. Sắc uống ngày 1 thang. Cũng có thể chỉ dùng riêng linh chi dưới dạng viên tương đương 1gram dược liệu. Ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên.
Chữa viêm gan mạn tính, viêm phế quản: Linh chi tán bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4gram với nước ấm. Ngày uống 2 – 3 lần.
Chữa viêm phế quản mạn tính: Dùng linh chi dưới dạng siro. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, tương đương với 3gram dược liệu.
Chữa xơ cứng mạch, tăng huyết áp, đau thắt ngực, tai biến mạch máu não: Linh chi 9gram; thạch xương bồ, thỏ ty tử, mỗi vị 6gram; mẫu đơn bì, cẩu tích, đỗ trọng, hoàng tinh, mỗi vị 12gram. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn 1 giờ.