Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược nhờ nấm linh chi

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, nấm linh chi có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc, ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt, chống dị ứng, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống bệnh béo phì, phòng chữa bệnh tiểu đường, bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…

Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược nhờ nấm linh chi 1

1. Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược nhờ nấm linh chi

Bạn có cảm thấy đôi khi cơ thể mệt mỏi và tinh thần bồn chồn lo lắng không lý do ?  Đó là dấu hiệu cảnh báo các chức năng bài độc của cơ thể đang bị suy yếu.

Theo Đông y, nấm linh chi có vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Công dụng của linh chi trong việc hỗ trợ chức gan,làm sạch đường ruột, thải kim loại nặng đã được chứng minh trên lâm sàng.
Có thể dùng linh chi ngày 6 – 12gram, dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước nóng, để 1 giờ, sau đó uống dần trong ngày. Nấm linh chi lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.

2. Hướng dẫn cách sử dụng nấm linh chi thanh nhiệt, giải độc

2.1 Sắc nấm linh chi uống thay trà hằng ngày

Nấm linh chi 30gram thái lát, cho vào ấm đun cùng với 500ml nước, đun khoảng 3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 -10 phút rồi đun nhỏ lửa liu riu khoảng 30 phút, còn 300ml. Chắt nước ra.

Dùng kéo cắt nhỏ lát linh chi, thêm nước, đun tiếp lấy nước 2 và nước 3: Hòa lẫn 3 nước với nhau và bảo quản trong tủ lạnh. Chia uống trong ngày, uống lúc đói bụng, có thể thêm mật ong, đường phèn cho dễ uống.

Công dụng: Giải nhiệt cho cơ thể, nâng cao thể lực, bồi bổ sức khỏe. Bã linh chi phơi khô đun lấy nước dùng để tắm rất tốt cho da và tóc.

2.2 Nấm linh chi nghiền thành bột

Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3gram chiêu với nước ấm hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.

Tuy hơi khó uống vì dược liệu không tan trong nước nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu có công dụng trị chứng mất ngủ, hồi hộp, trị chứng phế hư, hen suyễn, tốt cho người bị viêm gan, suy nhược cơ thể.

Nấm linh chi có thể phối hợp với các thảo dược khác như: nhân sâm, hồng táo, tam thất, ngân nhĩ, cam thảo làm thức uống bổ dưỡng trong phòng và chữa bệnh.

Lưu ý: Khi sử dụng linh chi tán bột cần uống nhiều nước, không sử dụng trong thời gian dài liên tục. Linh chi là thuốc bổ nhưng khi dùng linh chi, nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược nhờ nấm linh chi 2
Nấm linh chi tán bột
2.3 Bài thuốc chữa bệnh từ nấm linh chi
  • Linh chi 10gram và nhân sâm 5gram, tán bột mịn trộn đều, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3gram, chiêu với nước ấm. Công dụng: Trị suy nhược thần kinh, huyết áp thấp, bổ não, ích trí, nhuận phế, người bị tăng huyết áp không nên dùng.
  • Linh chi 9gram, tam thất 6gram. Sắc uống. Công dụng: Bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người tăng huyết áp, xơ vỡ động mạch.
  • Linh chi 9gram, lá vông 12gram, lá sen 12gram, lá vông 12gram, cúc hoa 10gram. Các vị thuốc hãm với nước sôi hoặc sắc uống trong ngày. Công dụng: Trị mất ngủ, suy nhược thần kinh.
  • Linh chi, ngân nhĩ lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày dùng 10gram hãm với nước sôi 30 phút là dùng được. Công dụng: Tư âm, nhuận phế, trừ đờm, dùng cho người bị viêm phế quản, suy nhược cơ thể.
  • Linh chi 6gram, hồng táo 4gram, cam thảo 2gram. Các vị thuốc hãm với nước sôi uống như trà. Công dụng: Trị rối loạn giấc ngủ, làm đẹp da, mát gan.

3. Những cách chế biến món ăn từ nấm linh chi

3.1 Chè linh chi bồi bổ cơ thể

Nguyên liệu: Linh chi 10gram, nếp 50gram, lúa mì 60gram, đường trắng 30gram.

Cách làm – cách dùng: Linh chi rửa sạch, thái lát, bọc trong vải mùng. Nếp, lúa mì vo sạch. Tất cả cho vào nồi đất, đổ 3 chén nước, ninh với lửa nhỏ, sau đó bỏ ra bọc thuốc, nêm đường thì dùng. Ngày 1 lần, dùng sau bữa cơm chiều.

Công dụng: Dưỡng tâm, ích thận, bổ hư, hỗ trợ điều trị chứng tâm thần bất an, mất ngủ, mất sức, ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ớn lạnh…

3.2 Canh linh chi bổ não

Nguyên liệu: Linh chi 20gram, lòng đỏ trứng gà 2 quả, tủy heo 25gram, óc heo 1 bộ, bột ngọt 1gram, muối 3gram, rượu đế 15ml, hành 2 cọng, gừng lát 10gram, nước dùng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: Nấm linh chi rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ nước, dùng lửa nhỏ sắc hai lần, lấy hai nước khoảng 200ml. Lòng đỏ trứng khuấy tan, óc heo cắt khoảng 10 lát cùng tủy heo cho vào chén, đổ rượu đế, nêm bột ngọt trộn đều, đổ dầu vào chảo, đổ óc heo, tủy heo và lòng đỏ trứng vào chiên, thêm nước sắc Linh chi, đồng thời kèm vật liệu nêm nếm như muối, gừng lát, hành, dùng lửa mạnh nấu sôi, duy trì sôi 5 phút thì hoàn tất. Món canh chia 2 lần dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trên 1 tháng.

Công dụng: Bổ can thận, ích huyết kiện não, có tác dụng tăng trí lực đối với trẻ em, trì hoãn suy giảm trí lực đối với người lớn tuổi, cũng có thể chữa các chứng như suy nhược thần kinh, hồi hộp váng đầu, vai lưng ê đau…

3.3 Canh linh chi – gừng tươi dưỡng tâm an thần
Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược nhờ nấm linh chi 3
Canh linh chi

Nguyên liệu: Linh chi 15gram, hoàng kỳ 15gram, thịt nạc heo 200gram, rượu đế, muối, hành, gừng, bột tiêu với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm – cách dùng: Linh chi, gừng tươi ngâm thấm rửa sạch, thái lát mỏng, gừng hành đập dập, thịt nạc rửa sạch trụng qua nước sôi, vớt ra rửa sạch, thái lát vuông. Hoàng kỳ, thịt heo, hành gừng, rượu đế cùng cho vào trong nồi, đổ nước vừa đủ, nấu sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, chuyển lửa nhỏ ninh đến khi thịt nhừ, nếm muối, bột tiêu thì hoàn tất. Ngày 1 lần, dùng liền 1 tháng.

Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, bổ ích phế thận, dưỡng tâm an thần. Dùng chữa các chứng ớn lạnh, mất sức, hấp thu kém…

3.4 Canh linh chi – hoàng kỳ an thần

Nguyên liệu: Linh chi 10gram, hoàng kỳ 15gram, thịt nạc heo 100gram.

Cách làm – cách dùng: Linh chi và hoàng kỳ thái lát mỏng, thịt nạc heo thái lát vuông, cho vào nồi thêm nước, ninh cho đến khi thịt nhừ, khi ăn nếm ít muối. Ngày 1 thang. Dùng canh, ăn thịt. Dùng liền nửa tháng.

Công dụng: Gíup an thần, nâng sức đề kháng, chống cảm. Dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, giảm tiểu cầu, giảm huyết sắc tố…