Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng

Nấm linh chi từ xa xưa đã được biết đến như là vua các loại thảo dược với đa công dụng, giúp tăng cường sức khỏe và bồi bổ cơ thể, thải độc cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật. Hiện Nay, vấn đề Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và bảo quản nấm khô như thế nào để tránh bị hỏng được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Vậy làm sao để sử dụng nấm linh chi an toàn không hại sức khỏe thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé !

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng 1

1. Trước tiên cần tìm hiểu về công dụng của nấm linh chi

Linh chi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác phòng phòng và điều trị các bệnh như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…đặc biệt là ung thư.

Bên cạnh đó, nấm linh chi còn giúp điều trị các bệnh về xương khớp, phù hợp với người cao tuổi, người còi xương, suy dinh dưỡng. Đem lại vẻ đẹp tự nhiên tươi trẻ với làn da mịn màng nhờ tác dụng chống lão hóa.
Tuy nhiên để loại thảo dược này phát huy hết được công dụng của mình thì cần phải có cách sử dụng và bảo quản nấm linh chi phù hợp để bảo toàn được những chất lượng tối ưu của nấm.

2. Nấm linh chi có mấy màu?

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng 2
Các loại nấm linh chi
2.1 Nấm linh chi xanh

Hay còn còn là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh, nấm không chứa độc tố, tính bình, có vị chua. Thanh chi dùng trong các trường hợp mắt mờ, có tác dụng làm sáng mắt, bổ gan, thanh nhiệt giải độc gan, giúp ổn định hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ. . .

2.2 Nấm linh chi đỏ

Còn có tên gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ. Nấm linh chi đỏ có vị đắng, tính bình, không chứa độc tố. Có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, chữa trị chứng khó thở, đau tức ngực. . .

Nấm linh chi vàng: Còn được gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc, chuyên trị an thần, ích tì khí.

2.3 Linh chi tím

Còn được gọi với tên Tử chi hay Mộc chi, màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc, đặc trị đau nhức khớp xương, gân cốt.

2.4 Linh chi trắng

Còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.

2.5 Linh chi đen

Linh chi đen còn được gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen vị mặn, tính bình, không độc trị chứng bí tiểu, ích thận khí.

3. Nấm linh chi sau khi nấu có thể dùng được bao lâu ?

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng 3
Nên nấu nước nấm linh chi uống trong ngày

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng có đến 70% trường hợp đun nước linh chi 1 ngày với số lượng nhiều. Sau đó đóng chai, bỏ vào tủ lạnh dùng cho 1 tuần. Bởi họ cho rằng cách làm này sẽ tiết kiệm thời gian, công sức. Hơn nữa, nấm linh chi sau khi nấu để trong tủ lạnh sẽ dễ uống hơn.

Việc đun nước nấm linh chi đem bỏ vào tủ lạnh để dành dùng lâu ngày là cách phản khoa học. Tuy tiện lợi nhưng lại vô tình khiến tác dụng nấm linh chi mất hết. Đây là sai lầm khá nhiều người mắc phải hiện nay.

Nguyên nhân được lý giải là do thành phần nấm linh chi có chứa gần 200 hoạt chất tốt cho cơ thể. Do đó, nước nấm linh chi sau khi sắc sẽ trở thành một hệ thống đa thành phần.

Mỗi chất có trong  hệ thống này sẽ dẫn đến một phản ứng hóa học khác nhau. Sau khi xảy ra phản ứng chúng sẽ chìm xuống đáy, biến thành vật hóa hợp rất khó tan trong nước. Thời gian để nước nấm linh chi càng lâu, càng mất hết lượng chất dinh dưỡng vốn có.

Bên cạnh đó, nước nấm linh chi để lâu còn là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn, vi sinh…xâm nhập, phát triển. Việc sử dụng nước nấm khi này chỉ  có hại chứ không hề có lợi.

Nước nấm linh chi nếu bị mốc còn sản sinh ra chất aflatoxin. Đây là một chất độc hại có nguy cơ gây bệnh ung thư. Người dùng cần hết sức lưu ý.

4. Bảo quản nước linh chi sao cho đúng?

Để bảo quản nước nấm linh chi đúng cách, Sâm Yến Linh Chi có một số lời khuyên cho các bạn như sau:

  • Nên uống nước linh chi ngay khi nước vừa đun sôi, nước còn hơi ấm hoặc đã nguội bớt. Tốt nhất là dùng ngày nào thì đun lượng nước vừa đủ ngày đó.
  • Nước nấm linh chi nên để ở nơi thoáng mát hoặc trong tủ lạnh. Tránh trường hợp vi khuẩn tấn công khiến nước nấm bị chua hoặc có mùi ôi, thiu.
  • Nếu để nước nấm linh chi trong tủ lạnh quá 1 – 2 ngày, nước linh chi sẽ mất dần dược chất. Việc sử dụng nước nấm khi này sẽ trở nên vô tác dụng.
  • Công việc của bạn quá bận rộn, do đó bạn không thể đun nước nấm linh chi mỗi ngày được. Nếu đây là rắc rối của bạn, hãy mua cho mình một chiếc bình giữ nhiệt nhé.
  • Chỉ cần bạn bỏ vài lát nấm linh chi vào, đổ nước sôi, đậy nắp là bạn đã có ngay một sản phẩm dinh dưỡng rồi đó.

5. Nấm linh chi khô bị mốc có dùng được không?

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng 4
Nấm linh chi bị mốc rất có hại cho sức khỏe

Nấm linh chi bị mốc đồng nghĩa với việc đã làm mất đi những hương vị, tính năng của sản phẩm. Nên việc quý khách sử dụng nấm linh chi đã cũ, bị mốc sẽ gây ra hậu quả xấu cho sức khỏe.

Thường nấm linh chi khi bị mốc sẽ sản sinh ra rất nhiều độc tố vi nấm độc hại, đó là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư do chất aflatoxin gây ra.

Nên khi sử dụng nấm linh chi mốc có rất nhiều hậu quả để lại như viêm sưng bàn tay, bàn chân, xuất hiện triệu chứng bệnh ung thư…

Để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn thì cần có cách sử dụng, bảo quản nấm linh chi hợp lý, lựa chọn địa chỉ tin cậy để sở hữu những sản phẩm nấm linh chi chất lượng nhất.

6. Nấm linh chi khô bị nấm mốc nếu dùng sẽ gây hậu quả như thế nào?

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng 5
Người dùng dễ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy nếu uống phải nấm bị mốc

Nấm linh chi Hàn Quốc bị mốc, hư hỏng đồng nghĩa với thảo dược này đã mất đi một phần lớn hương vị và những dưỡng chất của sản phẩm.

Khi nấm linh chi bị mốc thì sẽ làm sản sinh ra một số chất độc tố độc hại như aflatoxin và đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.

Vậy nên, nếu sử dụng nấm linh chi thái lát Hàn Quốc bị mốc thì sẽ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe con người. Có rất nhiều loại nấm mọc hoang dã có hình dáng bên ngoài tương tự như nấm linh chi, được thu hái không đúng cách nên dẫn đến bị mục và có các loại nấm gây hại kí sinh.

Nấm linh chi chất lượng khi đun nước thì có vị đắng. Tuy nhiên một số loại nấm kém chất lượng thì khi đun ban đầu nước có vị đắng, càng về sau thì mất mùi vị hoàn toàn.

Do nấm đã bị tẩm chất tạo vị đắng. Nếu sử dụng phải các loại nấm giả hay kém chất lượng thì có thể gây ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy.

7. Cách xử lý nấm linh chi khô bị mốc

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng 6
Nấm bị mốc cần được xử lý bằng cách cạo sạch lớp mốc và cho vào túi hút chân không

Do nấm linh chi rất hay bị mốc nên khi mua nấm linh chi bạn cần biết cách nhận biết nấm linh chi bị mốc, kém chất lượng để tránh mua phải hàng không tốt. Đây chính là phương pháp an toàn và hữu hiệu nhất.

Nấm linh chi khi mua hoàn toàn là loại tốt, chất lượng đảm bảo nhưng nếu không biết cách bảo quản cẩn thận cũng vẫn có nguy cơ bị ẩm mốc, mối mọt rất cao. Vì thế tiếp theo là cần biết cách bảo quản nấm linh chi khô để tránh được ẩm mốc, mối mọt xâm nhập.

Khi bảo quản, thường xuyên phải kiểm tra nơi bảo quản, tránh để ở nơi có độ ẩm cao. Sau khi lấy ra sử dụng cần phải đóng gói thật kín trong nhiều lượt túi bóng, tốt nhất nên dùng các loại túi hút chân không cho yên tâm. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện ngay nếu nấm linh chi bắt đầu có dấu hiệu ẩm ướt, mối mọt.

Ngay khi phát hiện nấm linh chi bị ẩm mốc hoặc mối mọt, hãy dùng dao cắt ngay phần nấm bị ẩm mốc hay mối mọt xâm nhập. Cạo thật sạch lớp nấm linh chi bị mốc tránh chúng ăn sâu vào thân nấm.

Sau đó thay đổi nấm sang một túi đựng khác, đặt ở vị trí khác khô ráo, sạch sẽ hơn. Nên nhanh chóng dùng ngay tránh để quá lâu.

8. Một số cách bảo quản nấm linh chi khô tránh bị hỏng, nấm mốc

Bảo quản nấm linh chi là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của nấm. Trong quá trình bảo quản cần phải đúng quy trình và điều kiện thích hợp để ngăn không cho các loại nấm mốc xâm nhập.

Nấm linh chi sau khi được thu hoạch cần làm sạch đất và bụi bẩn bám trên bề mặt, sau đó đem sấy khô. Có hai cách để sấy khô nấm linh chi:

Cách 1: Sấy khô bằng phương pháp truyền thống

Nếu sấy khô bằng phương pháp truyền thống thì đem lật hết các mặt dưới của nấm có màu vàng kem và phơi từ 6 – 7 tiếng đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời.

Ngày thứ hai tiếp tục lật mặt đỏ của nấm và phơi dưới nắng từ 4 – 5 tiếng rồi cho vào chỗ bóng mát để làm khô bằng quạt gió.

Ngày thứ 3 tiếp tục lật mặt vàng kem và phơi dưới nắng thêm 5 – 6 giờ nữa rồi mới cho vào chỗ mát để quạt gió làm khô. Những ngày tiếp theo liên tục dùng quạt để thổi khô nấm linh chi cho đến khi nấm khô hết.

Nếu như trời mưa thì có thể không cần phơi nắng nhưng cần phải cho vào nơi thông gió thoáng khí và dùng quạt thổi liên tục vào nấm. Cứ cách nửa ngày lại lật mặt nấm để cho quạt làm khô đều. Tránh hơi ẩm xâm nhập vào nấm.

Nấm linh chi sau khi nấu để được bao lâu và cách bảo quản linh chi khô tránh bị hỏng
Nấm linh chi nghiền thành bột
Cách 2: Nghiền thành dạng bột

Nấm linh chi sau khi được làm sạch, sấy khô thì có thể nghiền thành dạng bột. Đây cũng là phương pháp giúp bảo quản nấm linh chi lâu hơn và thuận tiện cho người sử dụng.

Nấm linh chi có nhiều cách sử dụng khác nhau như nấu nước, hầm cùng các loại thịt, nấu thành cao cùng mật ong, ngâm rượu….

Tuy nhiên khi chế biến nấm nên lưu ý dùng các loại nồi sành sứ, thủy tinh thay cho đồ bằng kim loại để làm giảm thiểu các phản ứng hóa học độc hại.