178 lượt xem
Loài chim yến ở Việt Nam có tên là Colloccalia fuciphaga germani hay còn có tên gọi là Aerodramus fuciphagus germanicus.
Chim yến không ăn các thức ăn như các loại gia cầm khác. Chúng cũng hoàn toàn không ăn thức ăn do còn người cung cấp. Kể cả các loại yến nhà thì vẫn kiếm ăn trong tự nhiên.
Nguồn thức ăn của chim yến là các loại côn trùng có kích thước nhỏ (cỡ 0,01 – 0,72g) như: Ong, mối, chuồn chuồn kim hay cào cào. Tỷ lệ thành phần thức ăn thay đổi theo từng tháng, từng năm.
– Bộ cánh màng như kiến chiếm 61,1%.
– Bộ cánh đều như mối chiếm 14,7%.
– Bộ hai cánh như ruồi chiếm 7,8%.
– Các loài khác còn lại tỷ lệ thấp.
– Ong kiến chiếm 50 – 70%.
– Tiếp đến là mối, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ, bướm đêm, cánh tơ, cào cào.
Chim yến thường săn mồi ở độ cao từ 0 – 50m. Hàng ngày, chúng thức dậy vào lúc khoảng 5 giờ sáng và đi bắt côn trùng đến 20 giờ mới trở về tổ. Với 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày, chúng có thể bay xa đến 300km. Điều đó lý giải tại sao trong nội thành vẫn có thể xây dựng nhà nuôi chim yến.
Đối với chim yến trong nhà nuôi: Thời điểm chim Yến rời nhà nuôi vào buổi sáng khoảng 18 phút trong khung giờ từ 5h28 – 5h36 . Chiều khoảng 86 – 87 phút trong khung giờ là 16h55 – 17h15.
Tuy nhiên, các thời điểm này có sự dao động qua các tháng do sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng và các hoạt động của chim trong mùa sinh sản.
Chim yến bố mẹ đi săn mồi để nuôi con. Do nước dãi của chim yến rất tốt nên khi mớm thức ăn cho con thì cũng là lúc chim bố mẹ truyền thêm dinh dưỡng và các kháng thể cho chim con.
Thêm một bí mật ít người biết nữa là chim yến đặc biệt rất yêu quý những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm như: rừng núi, sông suối, kênh rạch, ruộng đồng,… vì những nơi đó một lượng lớn côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn cho chim yến. Là đối tượng ăn côn trùng trên không chim yến đã góp phần quan trọng khống chế số lượng các côn trùng gây hại cho hoa màu.
Đối với chim yến được nuôi trong nhà: Độ ẩm tốt nhất là 74% – 85%, số lượng cá thể chim yến làm tổ trong mùa sinh sản luôn cao và tương đối ổn định.
Với môi trường độ ẩm cao hơn từ 89% – 92%, sản lượng có thể giảm 15 – 18% và dễ gây hư hao cho các vật dụng trang thiết bị trong nhà yến. Với độ ẩm thấp hơn 74%, Chim yến sẽ không vào làm tổ.
Nhịp độ sinh sản phụ thuộc vào việc thu hoạch tổ yến. Nếu sau khi chim yến làm xong tổ và chuẩn bị đẻ mà bị lấy tổ không cho chim ấp nở nuôi con thì chim sẽ lập tức làm tổ mới nên chim nhà có thể đẻ nhiều lần trong chu kỳ một năm.
Trong nhà yến để chim ấp nở tự nhiên thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim yến khoảng từ 3 – 4 tháng, trong đó 1 -2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, có thời gian nghỉ nhưng khi bạn nuôi quần đàn thì sẽ có tổ quanh năm.