34 lượt xem
Chế biến nấm linh chi tươi để hiệu quả sử dụng mang lại cao là vấn đề mà nhiều người tiêu dùng quan tâm. Hiện nay trên thị trường, nấm linh chi phổ biến ở dạng sấy khô, vì thế nhiều người khi được biếu tặng hay mua được sản phẩm nấm linh chi tươi thường không biết chế biến, xử lý sao cho đảm bảo. Dưới đây là những cách chế biến nấm linh chi tươi đơn giản.
Nấm linh chi tươi thuộc họ nấm lim, còn có những tên gọi khác như: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên thanh. Nấm linh chi tươi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi tươi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.
Hiện tại, chỉ có 6 loại nấm linh chi tươi được đưa vào nghiên cứu tường tận công dụng của nó, đó là nấm linh chi tươi đỏ, vàng, xanh da trời, tím, đen, trắng. Trong 6 loại này, linh chi đỏ và đen là có hoạt tính trị liệu tốt nhất.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm linh chi tươi có tác dụng chống ung thư, rối loạn miễn dịch và làm chống cao huyết áp.
Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.
Nấm linh chi tươi giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như: viêm gan, xơ gan, gam nhiễm mỡ…, nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật, phòng chữa bệnh tiểu đường, ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, chống ung thư tuyến tiền liệt, chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi…
Ngoài ra, nấm linh chi tươi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Đối với các bệnh về hô hấp, nấm hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hắn ở các chứng viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, chống béo phì…
Tác dụng chống ung thư: Chất germanium ngăn chặn ưng thư trong cơ thể vì nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể.
Đối với hệ bài tiết: Nhóm sterois trong nấm linh chi tươi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, trung hòa vi rút ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiềm mỡ
Đối với hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi tươi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất interferon trong cơ thể. Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic: Nấm linh chi tươi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể thoải loại nhanh các chất độc kể cả các kiềm loại nặng.
Tác dụng với da: Giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.
Phòng chữa bệnh tiểu đường: Nấm có chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin (là nguyên nhân chín gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
Nấm linh chi tươi sẽ khó bảo quản hơn nấm linh chi khô, nấm linh chi tươi thường mua về để dùng luôn còn nếu không dùng hết ngay thì phương pháp bảo quản tốt nhất là đem sấy khô dùng dần.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, dược tính có trong nấm linh chi tươi hoàn toàn không bị mất sau khi sấy khô, do đó nấm linh chi tươi và nấm linh chi khô có công dụng hoàn toàn như nhau.
Để giữ được phần bào tử quý giá khi nấu nước nấm linh chi tươi không nên rửa nấm linh chi tươi. Cho 2 tai nấm với 1,5 lít nước sạch vào nồi, đun trên bếp lửa nhỏ liu riu ít nhất khoảng 30 phút để nấm ngấm ra nước.
Có thể nấu làm 4 lần tới khi nào thấy nước không còn vị gì, màu nhạt thì đổ bã đi. Với nước nấm đầu tiên để nguyên tai nấm còn với các nước tiếp theo nên cắt tai nấm để dưỡng chất ngấm vào nước nhiều hơn.
Lưu ý: Khi nấm nước nấm linh chi tươi nên dùng nồi sứ chứ không nên dùng nối sắt, nhôm, inox.
Nấm linh chi tươi đem phơi khô rồi xay nhuyễn thành bột sau đó trộn với lòng đỏ trứng gà, nước cam tươi hoặc nước chanh tươi, trộn thêm với mật ong, sữa ong chúa, nước hoa hồng, trộn đều để tủ lạnh, đắp mặt nạ nấm linh chi tươi thường xuyên khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần các vết nám da, tàn nhang mờ đi và da trở lên sáng trắng. Để mang lại hiệu quả cao và nhanh hơn khi loại bỏ da nám, tàn nhang thì nên sử dụng bột bào tử nấm linh chi tươi.
Ngoài ra, nấm linh chi tươi còn được chế biến thành các món ăn: Canh nấm linh chi tươi với hạt sen, nấm linh chi tươi hầm gà, cháo nấm linh chi tươi sẽ tạo nên món ăn giàu vitamin, chất dinh dưỡng cao, bổ sung năng lượng cần thiết cho người lớn và đặc biệt là tốt cho sự phát triển cả trí tuệ và thể chất của trẻ.
Món ăn này thích hợp với người bị hồi hộp, đau co thắt ngực, an thần, cầm máu. Và có tác dụng bổ ích khí huyết và điều trị mất ngủ, mộng nhiều.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thực hiện món canh thịt nạc, nấm linh chi tươi:
Bạn tiến hành rửa sạch thịt nạc, luộc sơ qua. Gà bạn tiến hành làm sạch, luộc chín, để nguội và chặt thành từng lát.
Các món điền thất, đảng sâm, nấm linh chi tươi, gừng tươi rửa sạch sẽ rồi tiến hành xắt lát mỏng. Tất cả cho vào cùng 1 thố, thêm lượng nước vừa đủ, tiến hành đun 2 – 3 giờ đồng hồ với lửa nhỏ, sau đó nêm ít muối rồi dùng.
Trên đây, là những cách chế biến nấm linh chi tươi đơn giản nhưng mang lại hiệu quả, nguồn dưỡng chất cao cho người sử dụng. Điều quan trọng nhất khi sử dụng nấm linh chi tươi mang lại hiệu quả cao là việc lựa chọn địa chỉ mua nấm uy tín và tin cậy tránh mua phải hàng kém chất lượng để có được những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.