Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học

Nấm linh chi là một loại Dược liệu quý hiếm. Theo sách “Thần nông bản thảo”, cách đây 2000 năm, Nấm linh chi đỏ được xếp vào loại “Thượng dược”, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh xếp ngang với Nhân sâm. Đầu đời nhà Minh (1595), dựa vào màu sắc, Nấm linh chi được phân làm 6 loại (Lục Bảo Nấm linh chi) và chỉ có vua chúa, nhà giàu mới được dùng. Qua nhiều biến động của thiên nhiên, Nấm linh chi đỏ vẫn giữ được vai trò “Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người.

Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học 1

1. Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học

1.1 Theo quan điểm của y học cổ truyền Phương Đông

Nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đã đi sâu vào nghiên cứu môi trường trồng Linh Chi đỏ với quy mô lớn để chế biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh.

Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 –1784) đã từng đánh giá: Nấm linh chi đỏ là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan, cường tâm, bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm…

Theo quan điểm y học cổ truyền Phương Đông, công dụng của nấm linh chi đỏ không chỉ thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể, nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn.

Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì nấm linh Chi đỏ mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm, nấm linh chi đỏ chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc.

Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị: ung bướu, chống lão hóa, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, bị suy nhược…

1.2 Theo quan điểm của y học Phương Tây

Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, Nấm linh chi đỏ hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ.

Đặc biệt, là các nghiên cứu chuyên sâu trong việc sử dụng các chất chiết suất từ nấm linh chi đỏ lên các bệnh nhân ung thư, AIDS… Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu cổ truyền phương Đông.

Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Đông y nhưng giá trị bổ dưỡng của Nấm linh chi đỏ không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại.

Đã có không ít người sử dụng nấm linh chi đỏ cảm thấy cơ thể khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên, nhưng khi phân tích thì nấm linh chi đỏ lại không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần.

Tuy nhiên, khả năng nâng đỡ tổng trạng cơ thể của Nấm linh chi đỏ là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu.

Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học 2
Nấm linh chi đỏ mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe
1.3 Nhìn chung nấm linh chi có chứa thành phần và công dụng gì?

Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, nấm linh chi đỏ đã được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như: Huyết áp, tim mạch,tiểu đường, gút (gout), thiểu năng tuần hoàn não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, bệnh gan, thận.

Đặc biệt, thành phần polysarccharides có tác dụng hạn chế chế sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu) nên nấm linh chi còn được xem là loại thuốc bổ hỗ trợ trong việc ngăn ngừa hỗ trợ điều trị ung thư, ung bướu và hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị…

Cấu trúc độc đáo của nấm linh chi đỏ chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại (119 chất), trong đó một số khoáng tố như Germaniumhữu cơ, vanadium, crôm… hay các hợp chất polysaccharides và triterpenoids… đã được khẳng định là nhân tố quan trọng là liều thuốc bổ hỗ trợ điều trị ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh,bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào.

2. Nấm linh chi đỏ tác động hiệu quả đối với các yếu tố bệnh lý nào?

Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học 3
Nấm linh chi đỏ và những tác dụng

Với thành phần độc đáo vừa nêu trên, nấm linh chi đỏ giúp phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, nấm linh chi đặc biệt hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy.

Với tác dụng thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng.

Nấm linh chi đỏ khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch.

Một khi hội tụ đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp Nấm linh chi đỏ vào nhóm thượng dược cải lão hoàn đồng.

1.1 Tác động của Nấm linh chi đỏ đối với hệ miễn dịch

Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi đỏ có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

1.2 Tác động đối với hệ tiêu hóa, thần kinh và hệ bài tiết

Đối với hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.

Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi đỏ để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.

Đối với hệ bài tiết: Nhóm Sterois trong Nấm linh chi đỏ có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.

Đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi đỏ giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

1.3 Tác động tốt đối với các bệnh lý

Tác dụng hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi đỏ giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..

Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysacchanride giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

Tác dụng chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi đỏ tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi đỏ cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng.

3. Gợi ý một vài cách sử dụng nấm linh chi đỏ mang lại hiệu quả cao

Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học 4
Có nhiều cách sử dụng nấm linh chi đỏ khác nhau
3.1 Súp cua đồng nấm linh chi đỏ

Ngày nay món súp được dùng rất phổ biến trong bữa tiệc cũng như những ngày thường. Mỗi món có một cách chế biến khác nhau như: Súp nấm, súp trứng với cải bó xôi, súp cua… đặc biệt là món súp cua không còn lạ nhưng khi chế biến bạn hãy thêm vào một ít nấm linh chi đỏ, bạn sẽ có một món súp cua thật ngon và bổ dưỡng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Nạc cua 200g.
  • Nước dùng 1 lít.
  • Hạt nêm knorr, bột bắp 1 muỗng canh.
  • Nấm linh chi đỏ.
  • Nấm tuyết 1 bông.
  • 2 quả trứng gà.
  • 1 muỗng tiêu.
  • Hành, ngò.
  • Bột bắp.

Cách làm món súp cua đồng – nấm linh chi đỏ:

  • Ướp nạc cua với nửa muỗng tiêu với đầu hành lá đã băm nhỏ. Nấm linh chi đỏ và nấm tuyết rửa sạch, cắt từng nhỏ.
  • Đánh nhuyễn trồng đỏ trứng. Dùng nước sôi để nguội khuấy tan bột bắp.
  • Cho toàn bộ nạc cua, nấm linh chi đỏ, nấm vào nồi nước đang sôi trên bếp. Tiếp theo cho nước bột bắp vào đánh tan đều cho tới khi nồi súp sôi.
  • Lòng đỏ trứng đã đánh nhuyễn cho vào nồi rồi khuấy đều. Chờ cho Súp vừa sôi thì cho thêm ngò, tiêu vào.- Tiến hành ngưng lửa rồi thưởng thức món súp cua nấm linh chi đỏ ra nóng thơm ngon và bổ dưỡng.
3.2 Rượu nấm linh chi đỏ – đại bổ dành cho quý ông

Tác dụng của rượu nấm linh chi đại bổ với người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, hiệu quả với bệnh mất ngủ, đặc biệt đối với các quý ông.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10 quả đại táo.
  • 1 lượng Linh chi.
  • Long nhãn.
  • 20 quả táo đỏ.
  • 2 lít rượu nếp.

Cách làm rượu nấm linh chi đỏ:

Nấm linh chi đỏ tiến hành rửa sạch, cắt lát mỏng, phơi nơi râm mát. Đại táo, long nhãn ngâm nước, rửa sạch, để ráo cùng với nấm linh chi đỏ đã được làm sạch và phơi ráo.

Tất cả nguyên liệu cho vào ngâm chung trong 1 bình rượu nếp 40o, để nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Có thể uống rượu ngâm nấm linh chi đỏ sau 10 ngày. Ngày uống 2 lần sáng, chiều, mỗi lần 1 một chén hay cốc nhỏ.

Với những công dụng trị bệnh và tăng cường sức khỏe tuyệt vời thì nấm linh chi đỏ rất tốt, vì vậy quý khách hãy yên tâm và có lý do để tìm hiểu và dùng nấm linh chi đỏ hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

3.3 Canh nấm linh chi đỏ nấu thịt băm
Nấm linh chi đỏ và những giá trị khoa học 5
Canh nấm linh chi đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 100g thịt nạc băm.
  • 100g nấm rơm.
  • 100g nấm linh chi đỏ.
  • 1 thìa cà phê hành tím băm.
  • 1 nhánh hành lá.
  • 2 thìa cà phê hạt nêm.
  • 1/2 thìa cà phê đường.
  • 1/3 thìa cà phê tiêu.
  • 1 thìa súp dầu ăn.

Cách làm món canh nấm linh chi đỏ nấu thịt băm:

  • Thịt băm bạn ướp với tiêu, hạt nêm, để 5 – 10 phút cho ngấm.
  • Nấm rơm rửa sạch, chẻ đôi. Nấm linh chi đỏ rửa sạch, để ráo nước.
  • Làm nóng dầu, phi thơm hành băm, cho thịt vào xào sơ.
  • Lấy 1 nồi khác, cho vào 1 lít nước, cho thịt băm, nấm rơm vào nấu khoảng 3 phút, nêm gia vị vừa ăn, cho nấm linh chi đỏ vào và nấu thêm 1 phút, tắt bếp.Tiến hành múc canh ra bát to rồi cho hành lá cắt nhỏ vào, dùng nóng.

Chú ý:

  • Nấm rơm bạn chọn nấm non vừa búp và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Không nấu nấm linh chi đỏ quá chín vì sẽ bị dai và giảm độ ngọt, giảm mùi thơm đặc trưng.

Theo ý kiến các chuyên gia thì nấm linh chi đỏ dùng tốt nhất là lúc đói bụng. Tập thể dục nhẹ và uống nhiều nước sẽ làm tăng công dụng của nấm linh chi đỏ và giúp cơ thể thải độc tố nhanh.

Kết hợp vitamin C làm tăng công dụng của nấm linh chi đỏ lên nhiều lần vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong nấm linh chi đỏ.

Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Cách sử dụng nấm linh chi đỏ có nhiều cách nhưng để dùng nấm linh chi đỏ hiệu quả người ta thường thái linh chi thành từng miếng lát mỏng, hoặc tán nấm linh chi đỏ thành dạng bột mịn nấu chín hay hãm với nước nóng.

Mỗi ngày trung bình một người dùng từ khoảng 5gram đến 10gram để tăng cường thể trạng sức khỏe nói chung. Nấm linh chi đỏ có vị đắng nên khi dùng bạn có thể cho thêm cam thảo, trà ac ti sô hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.