61 lượt xem
Vào khoảng tháng thứ 3 của thai kì, tình trạng chán ăn ở mẹ bầu xuất hiện. Vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, làn da mẹ bầu sẽ xuất hiện vết rạn da, đặc biệt là quanh vùng bụng. Vì vậy, mẹ bầu cần biết làm thế nào để ngăn ngừa được tình trạng chán ăn, cũng như ngăn ngừa các vết rạn da xuất hiện khi mang bầu? Mời quý khách cùng tham khảo những giải pháp dưới đây nhé !
Các mẹ bầu luôn nhận được lời khuyên nên ăn uống tích cực để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng bà bầu và giúp con phát triển. Tuy nhiên, phần lớn mẹ bầu đều chắc chắn sẽ trải qua những giai đoạn cảm thấy chán ăn, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ, khi những cơn ốm nghén thường xuyên hành hạ. Cũng có những trường hợp mẹ bầu chán ăn trong suốt cả thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, chẳng hạn:
Chán ăn khi mang thai sẽ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng bà bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để dẹp bỏ hoàn toàn nỗi lo ngại khi bà bầu chán ăn và thiếu dinh dưỡng, các mẹ cần áp dụng ngay những bí quyết sau nhé:
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đủ 2 – 3 lít nước/ngày. Nước giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi, đảm bảo hoạt động trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra bình thường. Thêm nữa, mẹ bầu nếu uống các loại nước cam, chanh sẽ rất hiệu quả trong việc giảm bớt những triệu chứng ốm nghén.
Thay vì ăn 3 bữa chính trong ngày, mẹ bầu có thể chia ra ăn 6 bữa nhỏ. Việc chia nhỏ phần ăn giúp mẹ đỡ có cảm giác ngấy khi ăn.
Gia vị, nhất là vị cay có thể gây đầy hơi, ợ nóng, khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn.
Axit folic, sắt, vitamin A, D, C, E,… là các chất dinh dưỡng quan trọng mẹ bầu cần bổ sung. Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho mẹ bầu.
Nếu mẹ không ăn nhiều được, có thể lựa chọn bổ sung thay thế bằng cách sử dụng tổ yến sào hoặc các viên uống đa vi chất. Một số viên bổ sung có chứa thành phần khiến mẹ buồn nôn như Fe, nhưng là chất cần được bổ sung hàng ngày.
Mẹ bầu tuyệt đối không nên vì lo sợ nôn ói mà bỏ bữa nhé. Ăn uống đầy đủ giúp đảm bảo dinh dưỡng bà bầu và thai nhi. Đây cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho mẹ và bé luôn mạnh khỏe trong suốt thai kì. Ăn uống đa dạng khi mang thai cũng giúp xây dựng khẩu vị cho bé, vì bé đã được làm quen trước từ trong bụng mẹ.
Các món ăn có chứa nhiều đạm với tinh bột giúp giải phóng các năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Ăn nhiều các món này giúp mẹ bầu no lâu hơn, giảm bớt cảm giác mệt mỏi.
Chúng còn giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Trong yến sào có chưa hàm lượng đạm, protein lên đến 55%, nên việc cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu bằng yến sào là hoàn toàn cần thiết nhất là giai đoạn từ tháng thứ 3 của thai kì.
Thức ăn nặng mùi có thể gây khó chịu cho bà bầu, kích thích cơn buồn nôn và khiến họ chán ăn. Cá, cà ri, quế, hồi đều là các thực phẩm nặng mùi mà trong dinh dưỡng bà bầu nên tránh.
Ốm nghén và chán ăn khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi và hơn nữa là;không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Để khắc phục vấn đề đó, ngay từ tháng thứ 3 thai kỳ, mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung thêm yến sào giúp cung cấp đủ dinh dưỡng bà bầu, tăng cường sức đề kháng và giúp thai nhi phát triển vượt trội.
Từ tháng thứ 4, mẹ nên ăn mỗi ngày một chén nhỏ; 1 tuần ăn 3 lần và mỗi lần không quá 3gram. Từ tháng thứ 5 – 6, mẹ nên tăng cường ăn yến. Cụ thể là chia 100gram cho 15 cữ dùng trong 1 tháng, như vậy sẽ đảm bảo tốt cho cả mẹ và bé.
Lưu ý, yến sào là loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu, nhưng khi và chỉ khi mẹ sử dụng đúng tổ yến thật. Vì thế, chọn lựa yến sào sẽ là một giải pháp toàn diện vừa đảm bảo 100% yến sào thật, nguyên chất, vừa có mức giá vô cùng hợp lý để mẹ sử dụng lâu dài.
Rạn da là hiện tượng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu. Chúng xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da.
Hầu hết, vết rạn da sẽ tập trung nhiều ở vùng ngực và bụng, sau đó là cánh tay, mông và bắp đùi trong khi mang thai. Để đẩy lùi được tình trạng trên cần có giải pháp như sau:
Vitamin C là một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sản sinh tế bào mới trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng làm đẹp và tăng cường sức khỏe cho làn da.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào bữa ăn giúp cải thiện độ đàn hồi da cho mẹ bầu, giảm được nguy cơ bị rạn da. Một số thực phẩm giàu vitamin C là cam, quýt, bưởi, dâu, ớt chuông, kiwi và bông cải xanh.
Đối với câu hỏi bà đẻ nên ăn gì để hạn chế rạn da, thì ngoài bổ sung vitamin C, vitamin E cũng đóng vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi người ai cũng biết đến khả năng làm đẹp da của vitamin E.
Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E vào các bữa ăn mỗi ngày khi mang thai có thể làm tăng cường sức khỏe cho làn da, từ đó, hạn chế nguy cơ bị rạn da.
Vitamin E còn nổi tiếng với công dụng trẻ hóa làn da và phục hồi vùng da bị hư tổn. Do đó, bổ sung vitamin E không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có thể điều trị các vết rạn xuất hiện trên da.
Các thực phẩm giàu vitamin E mà mẹ bầu nên chọn là các loại hạt, bơ đậu phộng, mầm lúa mì, quả bơ, cà chua đã nấu chín và bột yến mạch.
Một loại vitamin khác mẹ bầu cũng cần thêm vào trong chế độ ăn thai kỳ là vitamin A. Tác dụng của vitamin A mà hầu hết mọi người đều biết chính là bổ mắt. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng vitamin A cũng có tác dụng dưỡng da rất tốt.
Vitamin A giúp bảo vệ cho sức khỏe làn da và giúp hình thành các tế bào da mới. Chính vì thế, bổ sung vitamin A vào trong chế độ ăn hàng ngày của thai phụ cũng giúp phòng ngừa được tình trạng bị rạn da.
Vitamin A là một loại vitamin rất phổ biến, nó xuất hiện trong rất nhiều loại thực phẩm. Cá hồi, các loại rau củ và hoa quả màu cam (khoai lang, bí đỏ, cà rốt, xoài, mơ,…) với các loại rau có lá xanh (cải xoăn, rau bina,…) đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin A.
Ăn thức ăn chứa nhiều kẽm sẽ thúc đẩy sản sinh collagen trong cơ thể mẹ bầu. Collagen chính là một hợp chất tuyệt vời có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da,;ngăn ngừa chảy xệ, lão hóa làn da.
Do đó, bổ sung những thực phẩm giàu kẽm vào trong các bữa ăn hàng ngày;sẽ là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa rạn da cho mẹ bầu khi mang thai. Một số loại thực phẩm giàu kẽm mẹ nên biết là chuối, nho khô, thịt nạc và đậu lăng.
Khoảng 70 – 91% phụ nữ trong lần mang thai đầu tiên đều gặp phải tình trạng rạn da. Lý do là các sợi collagen và mô xơ của da phát triển không kịp tốc độ to ra của bụng.
Rạn da thường xuất hiện nhiều ở phần bụng dưới, đùi, mông hay vùng ngực,;có dạng như một sọc màu tím hay màu hạt dẻ, khi đã xuất hiện thì rất khó để loại bỏ. Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”,;mẹ nên ngăn ngừa ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:;“ Tổ yến chứa một yếu tố Peptide – Tế bào tăng trưởng biều bì (EGF), được gọi là “chất làm đẹp”.
Nó có thể kích thích và thúc đẩy việc phân chia tế bào, sản sinh collagen,msửa chữa nhanh chóng các vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa vết rạn da và giúp da trở nên đàn hồi và mịn màng hơn.”
Bên cạnh đó, sử dụng yến sào ngay từ tháng thứ 3 thai kỳ cũng mang đến nhiều lợi ích;như bồi bổ, tăng sức đề kháng cho mẹ, giúp thai nhi phát triển toàn diện, hạn chế nguy cơ sảy thai,…
Vậy là câu hỏi bà đẻ nên ăn gì để phòng chống rạn da hiệu quả và đẩy lùi được chứng chán ăn trong thai kì đã có câu trả lời rồi nhé. Các mẹ hãy áp dụng những gợi ý trên ngay hôm nay để đẩy lùi cơn ác mộng rạn da và tập trung chăm sóc cho bé yêu một cách tốt nhất.