800 lượt xem
Ngày nay, mặc dù tổ yến là loại thực phẩm dinh dưỡng đã khá phổ biến nhưng giá cả của mặt hàng này vẫn còn đắt đỏ. Yến sào không phải là tên của một loại yến mà là tổ của loài chim yến (“sào” có nghĩa là tổ). Ngoài tên gọi này, người ta còn gọi tổ yến là “yến oa” (“oa” cũng có nghĩa là tổ).
Trong họ nhà Yến có hai loài có thể dùng nước bọt để làm tổ là chim yến Hàng (Aerodramus fuciphagus) và Yến đen (Aerodramus maximus). Cả hai loài này đều thuộc họ Yến (Apodidae). Trong đó, tổ yến Hàng (“trảo oa kim ti yến”) là loại nổi tiếng và quý nhất, được ví như “vàng trắng”.
Tổ yến (yến sào) là sản phẩm mang lại giá trị cao nhất ở Đông Nam Á nên còn được gọi là “Caviar of the East” (Trứng cá Caviar của phương Đông – trứng cá Caviar nổi tiếng là món ăn xa xỉ và sang trọng).
Vào mùa sinh sản, chim yến trống dùng nước bọt làm tổ cho chim yến mái đẻ trứng vào, phần nước bọt này có chất keo nên sau khi khô lại sẽ tạo thành một cái khuôn tổ vững chắc có hình như cái chén.
Sau khi trứng nở thành chim non bay đi, người ta thu lấy tổ yến, nhặt bỏ các tạp chất (như lông yến, phân…) sẽ thu được yến sào. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả kinh tế, người ta thường chọn thời điểm chim yến trống vừa xây tổ xong thì thu lấy tổ đó, như thế, chim trống sẽ làm thêm một cái tổ khác cho kịp kỳ sinh sản của chim mái.
Tổ yến có vị ngọt, thông vào hai kinh phế và vị. Điểm đáng chú ý ở tổ yến là hàm lượng protein rất cao (62 – 63 %). Vì vậy, tổ yến nổi tiếng là món ăn tẩm bổ giúp phục hồi sức khỏe nhanh nhất (vì vậy mà thường được dùng cho những người già yếu). Các tác dụng của yến sào có thể kể ra là:
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, có thể dùng tổ yến dưới dạng thuốc sắc (từ 6 – 12 g mỗi ngày). Khi nấu, nên cho tổ yến vào túi vải, đun sôi, sau đó đợi nước lắng lại thì uống.
Trong dân gian, người ta dùng tổ yến như một món ăn tẩm bổ vào mỗi buổi sáng. Theo đó, tổ yến sau khi mua về sẽ được ngâm hai giờ trong nước ấm, sau đó được loại bỏ tạp chất cho sạch và rửa sạch lại một lần nữa. Sau đó, tổ yến được chưng với đường phèn (hay chưng với các vị thuốc Bắc như hạt sen, kỷ tử, táo tàu, nhân sâm…).
Tùy theo màu sắc và thời điểm thu hoạch tổ yến mà người ta chia thành các loại như:
Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan
Theo tạp chí Food & Function, kết quả xét nghiệm tổ yến Hàng qua quá trình thủy phân protein đã cho thấy tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương do ung thư gan. Đặc biệt, so với súp gà và cá (haruan) thì súp yến sào có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.
Hoạt chất tái tạo da
Theo tạp chí Jurnal Ilmiah Manuntung, trong tổ yến Hàng có chứa EGF (yếu tố tăng trưởng biểu bì) giúp tái tạo tế bào da và làm chậm lão hóa da.
Khả năng dị ứng: Trong tổ yến có chứa một loại protein có khả năng gây dị ứng (thường gặp ở trẻ nhỏ). Vì vậy, khi cho trẻ ăn cần chú ý cho trẻ thử trước một ít.
Trong chế biến: Thời gian nấu tổ yến mang mang lại giá trị tốt nhất là trong khoảng 15 – 60 phút tùy vào từng loại yến khác nhau. Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều đường phèn khi chưng nấu tổ yến.
Đối tượng cần tránh: Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ, trẻ sơ sinh, những người bị chứng biểu tà, tỳ vị hư hàn, béo phì, cao huyết áp, rối loạn đường huyết hay khó tiêu, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.
Phân biệt: Chim yến, chim én và chim nhạn là 3 loài khác nhau.