Chia sẻ về thành phần, công dụng và cách dùng nấm linh chi

Nấm linh chi được xem là một trong những loại thượng dược liệu rất tốt cho sức khỏe con người, được đánh giá cao bởi cả 2 nền y học Đông và Tây. Cụ thể đó là gì thì ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết về thành phần, công dụng của nấm linh chi và cách sử dụng nấm linh chi nhé !

Chia sẻ về thành phần, công dụng và cách dùng nấm linh chi  1

1. Trước tiên, tìm hiểu về thành phần của nấm linh chi

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 – 8 lần).

Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: Đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium.

Không như nhiều loài nấm khác có hàm lượng nước đến 90%, nấm Linh chi tươi chỉ chứa khoảng 75% nước. Thành phần chủ yếu của G. lucidum là chất xơ, carbohydrate, chất béo và protein, trong đó tỉ lệ xơ thô là trên 50% khối lượng khô (Mau et al., 2001; Wasser, 2010).

Các nghiên cứu cho thấy thể quả, khuẩn ty và bào tử của nấm có chứa khoảng 400 hoạt chất sinh học khác nhau, chủ yếu là các polysaccharide, triterpenoid, nucleotide, acid béo, sterol, steroid, protein/peptide, các nguyên tố vi lượng.

  • Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A.
  • Betaglucan, G-Z.
  • Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu).
  • Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao – khoảng 24.000 I.U ‘s).
  • Adenosine.
  • Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất.
  • Các enzyme và axit béo thiết yếu.
  • Protein và Glycoprotein.
  • Selenium, sắt, canxi, kẽm, magiê, đồng, kali.
  • 110 loại axit amin bao gồm tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể.
  • 137 loại Triterpenes và Triterpenoids, gồm sáu loại triterpenes loại bỏ tế bào viêm nhiễm (cytotoxic triterpenes).
  • Một số hoạt động như thuốc kháng sinh chống lại các virus suy giảm miễn dịch trên người (immunodeficiency).
  • Axit ganoderic: B, D, F, H, K, MF, R, S, T-1o, Y.
  • Ganodermadiol, Ganoderiol F, Ganodosterone.
  • Ganodermanontriol, axit ganoderic B, Ganodermadiol.
  • Ganodelan A và B, Lanostan.
  • Lucidadiol, Lucidenic axit B, axit Applanoxidic G.
  • Sterol, ergosterol, alkaloid, Nucleotides, uridine, Urasil, axit pantothenic.
  • Canthaxanthin, các chất béo, protein, chất xơ, carbohydrate, dầu volotile, Riboblavin, Coumarin, Manitol, axit oleic, RNA, Cycloctosulphur.
  • Hàm lượng cao các chất phyto phức tạp, bao gồm cả ergosterol, ergosteroids, axit fumaric, aminoglucose và lactones.

2. Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe

Chia sẻ về thành phần, công dụng và cách dùng nấm linh chi 2
Nấm linh chi mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe
2.1 Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo đã chứng minh Linh chi có khả năng ức chế phát triển của tế bào khối u. Một số ít nghiên cứu lâm sàng chứng minh vai trò của Nấm Linh chi trong chữa trị một số bệnh ung thư.

Ví dụ như, khi trị liệu ung thư tuyến tiền liệt sử dụng hỗn hợp các thảo dược chứa nấm Linh chi làm giảm rõ rệt lượng kháng nguyên đặc hiệu trong tuyến tiền liệt.

Mặt khác, trong chữa trị ung thư, nấm Linh chi được sử dụng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội, chống lại tác dụng phụ của các liệu pháp giảm đau, hạn chế việc sử dụng morphine, ngăn ngừa bệnh tái phát, tăng cường sự phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật .

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kích thích hệ miễn dịch của G. lucidum. Theo Roy , trong các liệu pháp bằng thảo dược hiện nay ở phương Tây, nấm Linh chi chủ yếu được dùng như thuốc bổ, đặc biệt là như chất điều biến miễn dịch.

Nấm Linh chi được dùng để tăng cường chức năng miễn dịch và đề phòng nhiễm trùng cơ hội trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Nhờ khả năng điều biến miễn dịch và ức chế sự sản sinh histamine, Linh chi cũng có thể được dùng như tác nhân chống viêm trong điều trị điều trị hen suyễn và dị ứng. Nấm Linh chi cũng được dùng trong điều trị viêm khớp, viêm phế quản dị ứng,…

2.3 Cung cấp oxy cho não và hệ tim mạch

Vì germanium trong nấm Linh chi có thể tăng cường khả năng cung cấp oxy cho tế bào,nấm Linh chi được dùng để: Giải tỏa sự căng thẳng; chữa đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, giảm tình trạng thiếu oxy do động mạch vành bị tắc nghẽn, giúp cơ thể cân bằng và điều hòa huyết áp.

2.4 Tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn

Các nghiên cứu chứng minh nấm Linh chi có các tác động tích cực đến hệ tuần hoàn và chức năng tim mạch: giảm cholesterol thừa trong máu, chống tình trạng mỡ máu cao, làm giãn mạch vành và tăng cường sự lưu thông máu, chống xơ vữa động mạch, tăng tần số và biên độ co tim, có tác dụng nhất định trong điều trị bệnh tim, điều hòa huyết áp, giảm lượng đường trong máu, chống sự kết tụ của tiểu cầu,…

3. Cách dùng nấm linh chi mang lại hiệu quả cao

Nấm linh chi Hàn Quốc được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Loại thảo dược này có nhiều công dụng tích cực đối với sức khỏe: bồi bổ sức khỏe, giải độc gan và thanh lọc cơ thể đồng thời cũng giúp phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.

Chia sẻ về thành phần, công dụng và cách dùng nấm linh chi 3
Nấm linh chi nghiền thành bột
3.1 Nấm linh chi nghiền thành bột

Đây là cách sử dụng đơn giản và hiệu quả nhất. Hiện nay, nhiều người thường mua bột nấm linh chi về hãm trà uống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khác vì muốn chắc chắn về chất lượng nên thường mua nấm linh chi nguyên tai về rồi đem đi xay thành bột để hãm trà.

  • Dùng 75gram nấm linh chi nghiền thành bột cho vào bình trà đựng nước sôi. Cho bột nấm vào túi lọc và dùng bình pha bằng sứ hoặc thủy tinh sẽ tốt hơn.
  • Để khoảng 10 phút sau đó lọc bã, cho thêm chút mật ong rồi uống sẽ có vị ngon hơn.

Sử dụng trà linh chi nghiền bột giúp cho đầu óc luôn tỉnh táo và thư giãn, tập trung trong công việc, giúp người cao tuổi tăng cường trí nhớ.

Đồng thời, uống trà linh chi còn giúp giảm căng thẳng,mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kinh niên ở người lớn tuổi và người có độ tuổi trung niên.

Sau khi pha trà xong, phần bã nấm không nên vứt đi mà nên tận dụng bã để làm mặt nạ dưỡng da, giúp trẻ hóa làn da và làm mờ vết nám rất hiệu quả. Mách nhỏ bạn công thức làm mặt nạ dưỡng da bằng bột nấm linh chi đem trộn cùng 1 thìa mật ong và 2 thìa nước hoa hồng.

Lưu ý: Khuyến cáo các bạn không nên uống cả bã nấm linh chi. Vì các nhà khoa học đã chứng minh, việc uống bã nấm không làm cho cơ thể hấp thu được thêm chất dnh dưỡng trong phần bã, ngược lại sẽ gây hại cho gan, thận, lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón hoặc sỏi thận.

3.2 Sắc nấm linh chi lấy nước
Chia sẻ về thành phần, công dụng và cách dùng nấm linh chi 4
Nấm linh chi sắc lấy nước uống

Nấm linh chi sắc nước uống để giải độc mát gan, thanh lọc cơ thể và tăng cường các chức năng trong cơ thể. Cách sắc này hơi khó khăn và phức tạp hơn chút những vẫn rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc.

Người Hàn thường sắc nấm linh chi với một chút táo đỏ khô Jujube của đất nước họ, một chút cam thảo để tăng thêm công dụng và đặc biệt là tạo hương vị dễ uống hơn. Có khi họ còn cho cả vài lát nấm thượng hoàng vào sắc cùng.