153 lượt xem
Trong số các loại nấm dược liệu, nấm Linh Chi chính là loại nấm được nhiều người biết đến nhất và sử dụng phổ biến nhất. Trên thực tế, nấm Linh Chi đã được biết đến và đưa vào sử dụng từ cách đây 2000 năm. Theo y học cổ truyền, nấm Linh Chi có vị đắng, ngọt, mặn (tùy chủng loại), tính ấm, có tác dụng tự bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ.
Nấm linh chi là vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Ngày nay, nấm linh chi ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới và trở thành đề tài hấp dẫn cho nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực y học và cả làm đẹp.
Đây là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên.
Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, …
Nấm linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”. Trong y học hiện đại, tác dụng của nấm linh chi vẫn được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới nghiên cứu và phát hiện thêm theo thời gian.
Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi); Linh chi vàng (còn gọi là hoàng chi, kim chi).
Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi; Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi); Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).
Trong đó Linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.
Một số người băn khoăn về việc huyết áp thấp không uống được nấm linh chi. Bởi vì sau khi uống có biểu hiện hạ huyết áp, vã mồ hôi và mệt mỏi.
Tuy nhiên các chuyên gia cho hay dùng nấm linh chi không phân biệt huyết áp cao hay thấp. Có chăng là thời gian đầu uống nấm liều lượng chưa hợp lý.
Đối với người huyết áp thấp, thời gian mới uống nấm linh chi, nên uống sau khi ăn no. Tăng liều lượng uống nấm từ từ, đến khi cơ thể thích nghi với nấm linh chi. Duy trì uống đều đặn để ổn định huyết áp.
Ngoài ra, nấm linh chi còn thích hợp với những đối tượng sau:
Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu chuyên sâu nào chỉ ra rằng nấm linh chi chứa độc tố. Trong khi đó, hàng ngày chúng ta phải đối mặt vô số thực phẩm và môi trường độc hại. Do vậy uống nấm linh chi hàng ngày chính là giải pháp giúp đào thải axit và những chất độc ra khỏi cơ thể.
Cách dễ nhất để phát hiện nấm linh chi phát huy tác dụng thanh lọc của mình là sự bài tiết. Đặc biệt ở người lần đầu sử dụng, sau khi uống nấm linh chi sẽ nhận ra:
Tổng kết lại, uống nấm linh chi hàng ngày là lời khuyên hữu ích. Người dùng nên tập thói quen sử dụng linh chi đều đặn cho cả gia đình để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.
Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.
Nhóm Sterois trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..
Trong Linh Chi có thành phần Polysacchanride giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
Nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng.
Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.
Linh Chi có vị đắng nên khi nấu nước có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
Nghiền Nấm linh chi thành bột.
Cho bột Nấm linh chi vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút rồi uống hết cả bã.
Cách này có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.
Dùng 200g Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ), ngâm trong vòng 30 ngày thì sử dụng được (rượu Linh Chi ngâm càng lâu càng tốt). Nên uống rượu Linh Chi vào sau bữa ăn tối , mỗi lần uống 1 đến 2 ly nhỏ.
Nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da.
Bã Linh Chi (sau khi đã nấu lấy nước) có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào. Cách 5: Dùng Linh Chi kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh.
Nấu Linh Chi lấy nước như trên, sau đó dùng nước linh chi để nấu canh, nấu súp, cách này giúp chúng ta có được những món ăn bổ dưỡng dành cho người mới ốm dậy và người già yếu.