6287 lượt xem
Chưng yến là biện pháp chế biến tốt nhất để lưu giữ trọn vẹn dưỡng chất trong tổ yến. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết yến sau khi chưng thì phải làm thế nào ? Bài viết dưới đây Sâm Yến Linh Chi xin chia sẻ với quý khách cách bảo quản yến đã chưng giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
Đầu tiên, chúng ta sẽ ngâm tổ yến trong nước từ 1 – 2 giờ để các sợi yến nở mềm. Thời gian sẽ phụ thuộc vào sợi yến non hay già. Sau đó, chúng ta dùng rây vớt hết yến ra. Lúc này phần lớn những bụi bẩn, lông lớn đã tơi ra theo nước.
Đối với tổ yến đã được vớt ra, ta chia làm 2 phần, phần sợi yến và phần bụng yến. Bụng của tổ yến thường là sợi nhỏ, vụn và nhiều lông măng, bẩn chúng ta sẽ xử lý sau.
Phần sợi lớn ta sẽ ưu tiên gắp lông ra trước vì ít lông và dễ gắp hơn. Xử lý xong phần sợi chúng ta để sang 1 bên và chuyển sang phần bụng.
Cho phần bụng Yến vào rây và lược qua nước thêm vài lần. Vừa lược vừa xé vụn ra để các lông sẽ theo nước nổi lên, ta cứ việc vớt hoặc đổ bỏ. Cuối cùng là loại bỏ những lông măng còn sót lại trên những sợi Yến.
Lưu ý: Bạn cần có 1 cái đèn bàn để hỗ trợ ánh sáng cho quá trình gắp lông. Và trên là quy trình vệ sinh chung. Tuy nhiên với mỗi loại Yến chúng ta sẽ có cách cụ thể hơn để nhặt lông.
Khi chưng yến chúng ta cần quan tâm một số lưu ý quan trọng khi chưng yến để đảm bảo giữ trọn vẹn được vi chất có trong sản phẩm bổ dưỡng này như sau:
Tương tự như thịt bò là sản phẩm giàu vi chất nếu gia nhiệt tổ yến quá lâu sẽ làm giảm vi chất của yến sào
Vì khi nấu cơm/cháo/súp nhiệt độ trong nồi khá cao sẽ làm giảm vi chất chỉ nên chưng yến cách thủy với thời gian 20 – 30 phút.
Yến sau khi đã được chưng thì tuỳ vào thành phần dùng chung với tổ yến mà hạn sử dụng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:
Nếu muốn dùng nóng sau khi bảo quản lạnh, chúng ta lấy 1 chén nước ấm. Sau đó cho lọ Yến vào để hâm nóng từ từ.
Lưu ý: nếu muốn bảo quản lâu hơn, ta vẫn có thể để tủ đông nhưng cũng không nên quá 3 tháng.
Việc bảo quản yến sau khi chưng là vô cùng cần thiết vì như chúng ta đã biết bất kì thực phẩm nào sau khi đã chế biến đều cần bảo nếu không vi khuẩn sẽ xâm nhập sau thời gian ngắn.
Đối với yến sau khi chưng cũng tương tự như trên, tức chúng ta cần đậy kín và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 – 5 độ C (Ngăn mát của tủ lạnh) hoặc có thể bỏ ngăn đá nếu muốn bảo quản được lâu hơn.
Sau khi chưng, nếu không sử dụng hết các bạn có thể chia nhỏ các món làm từ yến thành những phần nhỏ và để trong ngăn mát tủ lạnh. Việc chia nhỏ thành từng phần sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng trong những lần sau.
Khi kết hợp nước yến chưng đường phèn với các nguyên liệu khác nên sử dụng ngay hoặc không quá 2 ngày sau khi nấu do các nguyên liệu khác có thời gian bản quản thấp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả nồi yến.
Nếu bạn muốn giữ lâu hơn thì nên để riêng từng loại nguyên liệu khi nào sử dụng thì mới bắt đầu cho thêm vào chén để dùng chung.
Bạn có thể hâm nóng nồi yến bằng lò vì sóng hay bằng cách chưng cách thủy trong thời gian ngắn như vậy món ăn sẽ ngon hơn và có mùi vị của yến rõ rệt.
Tổ yến chứa rất nhiều chất bổ dưỡng đối với cơ thể, tuy nhiên một lần ăn không nên dùng quá nhiều. Dùng dư thừa với nhu cầu của cơ thể sẽ chỉ gây lãng phí.
Bởi các dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ hết sẽ bị đào thải hết ra ngoài. Liều dùng hợp lý nhất là khoảng 70-100ml yến chưng sẵn mỗi ngày, tương đương 3gram yến thô. Thời gian dùng tốt nhất là 30 phút trước khi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất.
Vì Yến là thực phẩm bổ sung có nhiều vi chất bổ dưỡng. Để đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải dùng đều chứ không cần dùng nhiều.
Tổ yến phù hợp sử dụng cho hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên với người mang thai 3 tháng đầu, trẻ dưới 1 tuổi và người đang bị cảm cúm là không nên ăn.
Hi vọng qua bài viết này mọi người đã biết “Cách bảo quản yến đã chưng”. Nếu cần bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé !!!