Yến sào và những công dụng có thể bạn chưa biết

Yến sào tuy không phải là loại thần dược chữa trị bách bệnh, nhưng từ xa xưa ông bà ta đã phát hiện ra yến sào là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ngày nay, bằng nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, khoa học đã chứng minh được những công dụng có thể bạn chưa biết với sức khỏe con người như sau:

Yến sào và những công dụng có thể bạn chưa biết 1

1. Tổng quan về công dụng của các thành phần có trong yến sào

1.1 Bồi bổ, tăng cường sức khỏe

Yến sào có chứa 45 – 55% protein không béo có khả năng giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người, nâng cao tuổi thọ.

1.2 Ổn định hệ tiêu hóa

Hàm lượng khoáng chất Mangan và kẽm trong thành phần yến sào rất tốt cho quá trình tiêu hóa, hấp thu của người sử dụng. Ngoài ra, 2,09 % acid amin giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất ở đường ruột giúp ăn ngon miệng tăng hấp thụ dinh dưỡng, rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và trường hợp rối loạn tiêu hóa.

1.3 Điều hòa huyết áp và nhịp tim

Nhờ hàm lượng Protein, Acid Vaselin, Serine,… vì thế  tác dụng của nước yến là làm giảm Cholesterol trong máu, từ đó hỗ trợ chức năng tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng tim đập nhanh, giúp điều hòa và ổn định huyết áp ở người cao huyết áp.

1.4 Tăng cường trí não

Nhờ các khoáng chất Crom, Selen rất tốt cho não bộ, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm stress và căng thẳng đầu óc. Bên cạnh đó, acid amin Phenylalanine có khả năng làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh giúp bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, rất tốt cho người già hay quên, người làm việc trí óc, trẻ em đang trong độ tuổi đi học.

1.5 Tăng cường sinh lý

Yến sào với 11,4% chất L-Arginine có tác dụng tốt cho nam giới, giúp điều hòa chức năng tình dục, tăng cường hoạt động sinh lý, tăng cường tình dục cho cả nam và nữ giới.

1.6 Chống lão hóa và đẹp da

Threonine trong yến sào được biết đến là hoạt chất có tác dụng hình thành Elastine và Collagen hỗ trợ giảm lão hóa, duy trì làn da và vóc dáng cân đối.

Thành phần collagen với hàm lượng cao trong yến sào hỗ trợ phục hồi các cơ, các mô và da, giúp da thêm mịn màng đàn hồi, làm da hồng đẹp tự nhiên.

2. Công dụng của yến sào đối với từng đối tượng khác nhau

Yến sào và những công dụng có thể bạn chưa biết 2
Yến sào mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe
2.1 Người già trên 60 tuổi

Các cơ quan chức năng trong cơ thể bị lão hóa nhanh chóng, rất dễ mắc các loại bệnh tật, yến sào với tác dụng giúp cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh, giúp phòng chống được bệnh tim mạch, huyết áp, ngủ ngon giấc hơn.

2.2 Đối với trẻ em

Lysine, Phenylami trong yến sào giúp tăng khả năng hấp thụ, giúp xương trẻ chắc khỏe, tăng cường trí nhớ, vì thế tác dụng của nước yến là giúp bé phát triển cả về chiều cao lẫn trí tuệ, kích thích hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ.

2.3 Đối với phụ nữ

Chị em phụ nữ ở độ tuổi 30 trở đi thường bị da khô dần do thiếu độ ẩm cần thiết, nhất là khi phải làm việc trong môi trường văn phòng áp lực cao và thường xuyên tiếp xúc với máy lạnh.

Tác dụng của yến sào là giúp cho phụ nữ giai đoạn ngoài 30 giữ được làn da tươi sáng và khỏe mạnh nhờ dưỡng chất Threonine  hình thành collagen và elastin, hỗ trợ tái tạo lại da, giúp phục hồi phần da sạm khô, cải thiện sức khỏe và lấy lại sắc thái tươi tỉnh.

2.4 Đối với nam giới

Yến sào với 0,46% thành phần acid amin Methionine trong yến sào có tác dụng tăng cường sinh lực, giúp cho nam giới luôn khỏe mạnh. Đối với những người mắc bệnh ung thư, tiểu đường thì yến sào giúp đẩy lùi tế bào mang bệnh, không cho tế bào phát triển mạnh hơn.

3. Yến sào bổ dưỡng như vậy, có phải ăn càng nhiều càng tốt?

Yến sào và những công dụng có thể bạn chưa biết 3
Yến sào nên dùng đúng đối tượng, đúng cách và đúng liều lượng

Bởi vì yến sào chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên nhiều người vẫn còn nghi ngờ, không biết yến sào có thực sự tốt hay không hay ăn nhiều yến sào có ảnh hưởng gì không. Nhiều người vẫn thường có suy nghĩ nên ăn nhiều một chút sẽ tốt hơn, tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Yến sào có chứa 44 – 55% protein, 18 loại axit amin và hơn 31 vitamin, khoáng chất thiết yếu, việc sử dụng với số lượng lớn, không ăn yến sào đúng cách sẽ khiến cho hàm lượng các chất này vượt quá mức cho phép, từ đó đưa đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

3.1 Những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng yến sào quá liều lượng là:
  • Vị ngọt, tính trương nở lớn ở yến sào sẽ gây no, chán ăn, từ đó dẫn tới ăn ít hay thậm chí là không ăn các bữa chính, làm rối loạn hệ tiêu hóa của cơ thể.
  • Cơ thể hấp thụ quá nhiều Axit amin có trong yến sào sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu cực kỳ nghiêm trọng đối với hệ thần kinh.
3.2 Vậy, liều lượng ăn yến sào như thế nào là đúng?

Trẻ em từ 12 tháng trở lên, người bình thường cần bồi bổ sức khỏe: Nên ăn 3 – 5gram yến sào/lần, 1 tuần dùng 2 – 3 lần.

Phụ nữ đang mang thai ăn yến sào sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé, chống lại các bệnh thiếu máu hay dị tật thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng yến sào kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Trong thời gian này đến sau khi sinh khoảng 4 tháng, có thể dùng 5 gram/lần/ngày. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh thì dùng 5 gram/lần/2 ngày và từ tháng thứ 7 trở đi thì dùng 5 gram/lần/3 ngày.

Người bệnh: Yến sào có hàm lượng dinh dưỡng cao như glyco và protein (45 – 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao, dùng 10gram yến sào/ tuần giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khỏe.

Sau khi dùng yến sào khoảng 2 – 3 tháng, tốt nhất bạn nên tạm dừng khoảng 2 – 4 tuần để cơ thể tiêu hóa hết những dưỡng chất còn tồn đọng rồi mới tiếp tục sử dụng.

Ngoài ra, chế biến yến sào đúng cách giúp đảm bảo lưu giữ được đầy đủ nhất hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến. Cách đơn giản nhất đó chính là chưng cách thủy.