284 lượt xem
Khi kết hợp mật ong và tổ yến với nhau sẽ tạo thành một món ăn cực kỳ bổ dưỡng, không gây nguy hại như nhiều người vẫn nghĩ. Cũng giống như yến sào hạt sen, yến sào bồ câu, yến sào đường phèn… yến sào kết hợp với mật ong là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đem lại lợi ích trăm đường.
Mật ong được xem là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Trong mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng khác nhau có lợi cho cơ thể của trẻ nhỏ, hàm lượng đường glucoza và đường fructoza chiếm khoảng 70%.
Bên cạnh đó, mật ong còn có lượng protein khá lớn và muối hữu cơ, axit hữu cơ, nhiều loại vitamin và các chất canxi, magie, kali, photpho…Rất tốt đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học về tác động của mật ong với trẻ nhỏ thì đã phát hiện ra trong quá trình con ong đi lấy mật từ nhụy hoa thì mật đó đã bị nhiễm khuẩn có thể do tác động của môi trường.
Trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng khi dùng mật ong rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này và xuất hiện hiện tượng ngộ độc, chẳng hạn như táo bón, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng …
Tổ yến dành cho bé là rất tốt và có lợi cho sự phát triển cả về thể chất là trí não của trẻ. Trong tổ yến sào có chứa phần lớn là đạm và protein nên khi trẻ nhỏ dùng tổ yến sào sẽ có tác dụng đến sự phát triển phần cơ và xương cho trẻ.
Bên cạnh đó, trong yến sào có chứa khoảng 31 nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể của trẻ nhỏ giúp trẻ hấp thu tốt các dưỡng chất, cơ thể trẻ phát triển toàn diện.
Tổ yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng được hình thành từ nước bọt của loài chim yến. Trong tổ yến sào có chứa nhiều protein, khoáng chất, các axit amin có lợi cho sức khỏe của con người.
Nhưng do tổ yến sào có chữa quá nhiều dưỡng chất nên hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển toàn diện nên không đủ để hấp thu hết tất cả các dưỡng chất.
Do đó, các mẹ không sử dụng tổ yến sào cho bé dưới 1 tuổi nhé. Nếu trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi sử dụng tổ yến sào sẽ dẫn đến hiện tượng biếng ăn, táo bón, đầy hơi…
Vì vậy, với món yến sào chưng mật ong thì bạn chỉ nên sử dụng cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên để đảm bảo trẻ hấp thu hết chất dinh dưỡng nhé.
Nguyên tắc chung để lựa chọn các tổ yến thô (yến chưa làm sạch – còn lông) là: Tổ yến già – Sợi yến nổi rõ, sạch, ít tạp chất và lông bám trên tổ yến.
Yến huyết: Từ màu đỏ nhạt đến đỏ đậm rất tự nhiên, vân yến nổi rõ. Do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên những tổ yến huyết thường có bề mặt sần sùi, tổ càng sần sùi – có màu sắc càng vàng đậm thì tổ càng già.
Khi ngâm vào nước để làm sạch lông, nước ngâm yến không đổi màu. Không bị mất màu khi chưng nấu.
Hồng yến: Từ cam nhạt đến cam đậm, màu sắc tự nhiên.
Bạch yến: Có màu sắc trắng vàng đến vàng sậm.
+ Bạch yến đảo: Có hình dạng nhỏ, cum tròn, phần chân tổ yến rất cứng – chắc chắn và không bằng phẳng. Do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên những tổ yến đảo thường có bề mặt sần sùi, tổ càng sần sùi – có màu sắc càng vàng đậm thì tổ càng già.
Khi cầm tổ yến đảo thường có mùi tanh nồng nhẹ của biển. Tuy nhiên, nếu tổ yến đảo được để trần trong môi trường bên ngoài (tức là không được bảo quản trong hộp kín) thì mùi tanh này sẽ mất đi, hầu như không ngửi thấy mùi tanh nồng này nữa. So với tổ yến nhà cùng độ tuổi, sợi yến đảo thường dai hơn, sợi yến nhà thường giòn hơn.
+ Bạch yến nhà: Là những tổ yến được hình thành trên các “hang nhân tạo”, chim yến vẫn phải tự đi kiếm ăn trong môi trường bên ngoài tự nhiên và thường có phần tiếp giáp khá to và bằng phẳng.
So với các tổ yến đảo, loại bạch yến nhà có bề mặt phẳng hơn.
Khi ngâm mềm tổ yến, các sợi yến ngậm nước sẽ nở và rời ra chứ không hề bị tan đi.
Trên thị trường hiện nay thì tổ yến già thường có giá thành phẩm cao hơn vì sợi to và dai hơn khi ăn. Còn đối với yến giả thì lại có mùi tanh của cá, mực . . . thậm chí có tổ có mùi chất tẩy trắng. Khi đun sôi sợi nhão và tan ra vì có cấu trúc là tinh bột.
Yến thật có mùi mốc đặc trưng khi để nguyên tổ, khi đun sôi có mùi tanh đặc trưng còn gọi là mùi Yến sào. Khi đun sợi nở, không tan và không nhão. Tùy theo độ tuổi của yến sẽ cho sợi dai theo độ tuổi của tổ.
Mật ong và tổ yến đều có những tác dụng cực kỳ tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, để phát huy được hết những tác dụng, quý khách không nên sử dụng loại thực phẩm với liều lượng nhiều và trong thời gian dài.
Khi sử dụng mật ong và tổ yến cùng lúc có gây tác dụng phụ gì không ? Chế biến món yến sào chưng mật ong như thế nào cho đúng? Hãy cùng Sâm Yến tham khảo ngay nhé.
Bước 1: Sơ chế tổ yến
Bạn cho tổ yến sào vào một chiếc bát sạch rồi đổ nước vào ngâm cho yến sào nở ra nhé. Thời gian ngâm của tổ yến sào cũng tùy vào từng loại yến khác nhau.
Tổ yến đảo sẽ có thời gian ngâm lâu hơn yến nhà. Thông thường yến nhà hoặc bạch yến thì có thời gian ngâm nở khoảng 30phút.
Bước 2: Chưng cách thủy tổ yến
Sau khi đã ngâm yến sào nở đều thì bạn vớt yến sào ra một chiếc nồi để chưng yến cách thủy. Bạn cho nước sạch và ngập tổ yến và bắt đầu bật bếp để chưng cách thủy trong khoảng thời gian là 20 phút. Lúc đầu thì chỉnh bếp với lửa to còn sau khi nước trong nồi đã sôi thì bạn chỉnh bếp nhỏ lại để tránh cạn nước.
Bạn nên nhớ không được cho đường phèn vào chưng cùng với tổ yến ngay từ đầu nhé.
Bước 3: Chế biến mật ong
Hòa mật ong cùng với 1 chút nước ấm, sau khi thấy tổ yến sào đã chín và nở đều thì bắt đầu đổ phần mật ong vào cùng với yến sào, cho thêm vài lát gừng, sau đó tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa.
Bước 4: Thưởng thức
Cuối cùng bạn tắt bếp và múc phần yến sào chưng mật ong ra bát, dùng nóng hay dùng lạnh đều được vì cả khi nóng và lạnh đều không làm mất đi chất dinh dưỡng có trong tổ yến sào.
Với món yến sào chưng mật ong, bạn chỉ nên sử dụng cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên để đảm bảo trẻ hấp thu hết chất dinh dưỡng nhé.
Không nên sử dụng mật ong chưng tổ yến trong 1 khoảng thời gian dài.
Nhưng bạn nên lưu ý là khi ăn tổ yến sào tốt nhất vào lúc đói bụng nghĩa là sáng sớm ngủ dậy, giữa bữa chiều hoặc tối trước khi đi ngủ để cơ thể hấp thu yến sào một cách tốt nhất nhé !