Yến sào mang lại công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường

Tổ Yến từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc bổ nổi tiếng trong hàng nghìn năm, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Yến Sào có giá trị lớn về dinh dưỡng, gồm nhiều dưỡng chất, Protein cùng hơn 18 loại Acid Amin, và các khoáng chất như: Ca, Mg, Zn, Fe… cung cấp nguồn dưỡng chất quý giá cho cơ thể.

Yến sào mang lại công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường q1
Tổ yến giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt

1. Lợi ích của tổ yến đối với bệnh nhân tiểu đường

Nếu xét về thành phần của tổ yến thì không hề có thành phần đường ở trong đó vì tổ yến được làm từ 100% nước dãi của con chim yến. Nên người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mà không phải lo ngại đến vấn đề lượng đường huyết trong máu tăng.

Chỉ có một lưu ý là bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể trưng cất mà không cho đường phèn vào cùng tổ yến, thay vào đó và 3 quả táo tàu khô vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoặc bạn cũng có thể chế biến tổ yến thành những món mặn để dùng yến sào cho người bị bệnh tiểu đường như: Gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt cho người bị mắc chứng bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến tổ yến sào trưng nhưng sử dụng đường dành riêng cho người bị tiểu đường nhé. Loại đường này bạn có thể tìm mua dễ dàng trong siêu thị hay hiệu thuốc gần nhà.

Nếu bạn là người không có thời gian thì bạn có thể chọn mua yến hủ tươi dành cho người tiểu đường của Yến sào sanest Khánh Hòa với vị vừa ngon mà không sợ có thành phần đường trong sản phẩm.

Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu rất tốt.

2. Cách sử dụng tổ yến đúng cách cho người tiểu đường

Tổ yến là loại thực phẩm rất dễ chế biến và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau. Không chỉ bằng cách chưng cách thủy, còn các cách khác như: chưng với hạt táo tàu để có vị ngọt tự nhiên, nấu súp hoặc cháo tổ Yến hay các món hầm.

Tổ Yến còn kết hợp được với các thực phẩm khác để cho ra các món ăn rất ngon, bổ dưỡng mà phù hợp với người bệnh tiểu đường như: các loại rau củ, chất xơ, trứng, thịt…

Lưu ý: Khi chưng yến cho người bệnh tiểu đường, chúng ta không được cho đường. Và Yến sào rất dễ chín, và nếu hầm quá lâu thì chất dinh dưỡng sẽ giảm đi đáng kể.

Vì thế, khi nấu bạn nên cho tổ Yến vào sau cùng, chỉ hầm hoặc đun tầm 10 – 15 phút để Yến chín tới mà không ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng.

Yến sào mang lại công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường 2
Tổ yến chưng hạt chia giúp tăng được công dụng đối với người tiểu đường

3. Có nên sử dụng yến nước chế biến sẵn cho người tiểu đường ?

Nước yến rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng cho người lớn, trẻ nhỏ, người bệnh và cả người khỏe mạnh. Vậy người đang mắc bệnh tiểu đường có dùng được nước yến không ?

Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước yến chứa protein, các khoáng chất cần thiết cơ thể và các axit amin:
  • Aspatic acid, Proline, Valine: Tốt cho sự phục hồi, tăng trưởng các mô cơ và tế bào trong cơ thể.
  • Threonime, Alanine: Hỗ trợ cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Serine: Cần thiết cho quá trình trao đổi chất cũng như sự phát triển, sản xuất các kháng thể.
  • Phenylalanine: Bồi bổ cho não, tăng cường trí nhớ.
  • Lysine: Tăng cường khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống.
  • Leucine, Soleucine: axit amin quan trọng và cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe, còn giúp điều tiết lượng đường trong máu.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm nước yến trong đó phân ra làm hai nhóm chính: Nước yến có bổ sung đường và nước yến không đường.

Tùy theo tình trạng bệnh, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước yến.

Nước yến không đường, không chất béo được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

4. Những  thực phẩm kiểm soát lượng đường huyết dành cho bệnh tiểu đường tốt nhất

Khi bị bệnh tiểu đường, dùng những loại thực phẩm tốt để giữ mức đường huyết luôn ổn định có thể giúp ngăn chặn những biến chứng khác như bệnh tim. Sâm Yến Linh Chi sẽ cung cấp cho bạn 15 loại thực phẩm dành cho người mắc bệnh tiểu đường, kể cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

4.1 Cá béo:

Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega3 DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, thì ăn những loại cá này để cung cấp đủ lượng dưỡng chất là rất quan trọng. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và tử vong vì bệnh tim. Trong các nghiên cứu này, những người lớn tuổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5 – 7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.

Yến sào mang lại công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường 4
Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.
4.2 Rau lá xanh:

Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng mà lại ít calo và tinh bột đường, giúp bạn hạn chế bị tăng đường huyết.

Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.

Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

4.3 Quế:

Quế là một loại gia vị hấp dẫn và có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Một số nghiên cứu đã cho thấy: quế có thể làm giảm nồng độ đường trong máu, lượng cholesterol, triglyceride trong cơ thể và cải thiện độ nhạy của loại hormone được cơ thể tiết ra một cách tự nhiên để giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài thường sẽ dựa trên mức độ hemoglobin A1c (mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng). Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

Tuy nhiên, quế cassia (quế Trung Quốc) – phổ biến ở các siêu thị, chợ – có chứa chất coumarin mà nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Mặt khác, quế ceylon (quế thật) lại có chứa ít lượng coumarin hơn. Vì vậy, bạn lưu ý chỉ nên dùng một lượng nhỏ không quá 2,5g quế cassia mỗi ngày.

4.4 Hạt chia:

Chúng chứa rất nhiều chất xơ và cực kỳ ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó.

Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.

Đồng thời, loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn, có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó.

Ngoài ra, hạt chia cũng đã được chứng minh là có thể hạ huyết áp cũng như giảm thiểu các dấu hiệu viêm nhiễm.

Yến sào mang lại công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường 5
Hạt chia là một thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh tiểu đường
4.5 Nghệ:

Nghệ là một loại gia vị cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Curcumin, một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.

Tuy nhiên, curcumin không tự hấp thụ được mà nên có thêm chất piperine (có nhiều trong tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ lên khoảng 2.000%.

4.6 Các loại quả hạch:

Quả hạch có hương vị tuyệt vời, lại rất bổ dưỡng. Tất cả các loại quả hạch đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột đường tiêu hóa (một số loại sẽ chứa nhiều hơn).

Lượng tinh bột đường tiêu hóa có trong 28g mỗi loại quả hạch:

  • Hạnh nhân: 2,6g.
  • Hạt bào ngư (quả hạch Brazil): 1,4g.
  • Hạt điều: 7,7g.
  • Hạt dẻ (hạt phỉ): 2g.
  • Hạt mắc ca: 1,5g.
  • Hồ đào: 1,2g.
  • Hồ trăn (hạt dẻ cười): 5g.
  • Quả óc chó: 2g.

Trong một nghiên cứu, những người bị tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó trong khẩu phần hàng ngày đã cải thiện thể chất, giảm được cân và mức in-su-lin trong cơ thể.

Đây là một phát hiện quan trọng vì những người bị tiểu đường tuýp 2 thường sẽ có nồng độ in-su-lin tăng cao, dễ dẫn tới béo phì. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, mức in-su-lin cao kinh niên còn làm tăng các nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư và đãng trí.

Yến sào mang lại công dụng như thế nào đối với bệnh tiểu đường 6
Thường xuyên ăn các loại quả hạch này có thể giảm sự viêm nhiễm, hạ thấp mức đường huyết, HbA1c và LDL
4.7 Bông cải xanh:

Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng nhất thường gặp. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.

Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ in-su-lin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.

Bạn hãy cố gắng để thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp tới tình trạng bệnh tiểu đường của mình, bổ sung thêm những loại thực phẩm này vào để có thể kiểm soát tốt lượng in-su-lin, đường huyết và triglyceride. Như vậy có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, cơ thể luôn được khỏe mạnh và tránh xa các biến chứng khác.