693 lượt xem
Yến sào có tốt cho bà bầu không là câu hỏi thắc mắc của tất cả mẹ bầu đang trong thời kì dưỡng thai. Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kì cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. Vì vậy, yến sào là loại thực phẩm đáp ứng được yêu cầu đó nhờ thành chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, để yến sào phát huy công dụng nhất hãy cùng Sâm Yến Linh Chi tìm hiểu cách dùng và cách chế biến nhé!
Trong yến sào có chứa tới 18 loại axit amin và 30 vi chất cần thiết cho cơ thể như: sắt, kẽm, magie, canxi… Đặc biệt là sắt và canxi hỗ trợ đắc lực cho việc hình thành khung xương và tạo máu của bé từ trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này nếu bạn không cung cấp đủ lượng canxi thì sẽ dẫn đến tình trạng bé còi xương và chậm lớn. Hơn nữa, trong quá trình nuôi thai, canxi từ mẹ truyền sang con nên bạn có thể sẽ bị đau lưng ngay trong thai kỳ và ảnh hưởng đến suốt cuộc đời về sau này.
Yến giúp bổ sung dinh dưỡng và năng lượng đầy đủ nhất: Theo các nhà khoa học, trong yến có chứa đến 50 % thành phần là protein, giàu năng lượng, dinh dưỡng nhưng hoàn toàn không có chất béo. Yến còn chứa tới 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại mà cơ thể người không tổng hợp được, vô cùng quan trọng với cơ thể.
Yến sào giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch: Nhờ hoạt chất Aspartic acid giúp sản sinh ra các globutin kháng thể và miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra yến còn giúp tăng cường dinh dưỡng, năng lượng giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp đẩy lùi bệnh tật.
Bổ sung đầy đủ vitamin C để cơ thể có môi trường hấp thụ collagen từ yến sào tốt nhất nghen.
Giảm các triệu chứng đau nhức lưng, tay chân: Khi thai nhi phát triển chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức lưng, tay chân. Lựa chọn yến trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ giúp giảm bớt các triệu trứng này đấy.
Giảm stress, mang đến tinh thần thoải mái: Mệt mỏi, stress, hoa mắt chóng mặt là tình trạng chung cảu các mẹ bầu. Chất glutamic có trong yến là chất dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa các bệnh như mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, suy nhược… giúp tinh thần thoải mái hơn đấy mẹ.
Tổ yến chưng đường phèn
Bước 1: Ngâm tổ yến sào vào nước, cho tổ yến sào nở.
Chú ý là ngâm bằng nước lạnh. Lượng yến tùy thuộc bạn muốn ăn ít hay nhiều, nhưng thông thường 1 lần ăn từ 3 -5 g là đủ. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại tổ yến sào mà bạn mua.
-Thời gian ngâm yến đảo: 30 phút
-Thời gian ngâm yến nhà: 20 phút
-Thời gian ngâm tổ yến hồng, yến huyết: 45 phút
Bước 2: Chưng yến
Sau khi ngâm yến, để ráo nước rồi cho yến vào thố, cho nước ngập yến. Nhưng chú ý lượng nước cho vừa phải, tối đa chiếm 80% chiều cao của thố, để tránh tình trạng trong quá trình chưng yến nước bị tràn ra ngoài do yến nở. Bạn có thể chưng yến bằng thố hay bằng nồi chưng bằng điện.
Cho thố chưng yến vào 1 nồi có nước để chưng cách thùy, cũng cần lưu ý là lượng nước ở nồi cũng tối đa khoảng 80% thố chưng yến, để đảm bảo lượng nước đủ trong quá trìnhchưng yến cho bà bầu không bị cạn, cũng không bị tràn vào thố.
Thời gian chưng cũng tùy thuộc vào loại tổ yến sào. Nếu bạn muốn ăn yến dai thì thời gian chưng yến sẽ rút ngắn lại, còn muốn ăn yến kĩ một chút thì thời gian lâu hơn. Thời gian chưng yến cho bà bầu như sau:
-Với yến đảo: 40 phút
-Với yến nuôi: 30 phút
-Với yến hông, yến huyết: 50 phút
Khi căn đủ thời gian, là bạn đã có món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng trước khi thưởng thức bạn cần một số lưu ý khi chưng tổ yến sào cho bà bầu:
-Do tổ yến sào có tính hàn, do vậy khi chưng yến cho bà bầu,nên cho vài lát gừng tươi để trung hòa tính hàn của tổ yến. Thời điểm cho gừng tốt nhất là lúc gần chưng xong.
-Tuyệt đối không chưng đường phèn trong quá trình chưng tổ yến cho bà bầu vì nó sẽ làm mất đi những dược tính của yến, khi chưng xong mới cho đường phèn.
-Ăn khi còn nóng, và thời điểm ăn tốt nhất là vào buổi tối hay buổi sáng.
-Bạn cũng có thể cho thêm hạt sen hay táo đỏ để món ăn thêm ngon và bổ dưỡng.
Chuẩn bị nguyên liệu
-3g – 5g yến tinh chế khô.
-16 hạt sen khô
-3 muỗng café đường phèn
Cách chế biến
-Cho yến tinh chế khô vào chén ngâm khoảng 10phút cho sợi yến nở ra\-Hạt sen khô cho vào chén nước sạch ngâm cho mềm khoảng 30phút
-Đường phèn cho vào chén rồi đổ ít nước khuấy cho tan hết đường
Sau các bước trên ta tiến hành chưng cách thủy tổ yến với lửa nhỏ khoảng 20phút cho yến chín, đồng thời luộc riêng hạt sen cho mềm và chín khoảng 25phút
Khi yến và hạt sen đã chín ta cho hạt sen vào chén chưng yến, cho nước đường phèn vào và bắt lên bếp đun sôi khoảng 5phút là xong món ăn
Với cách chế biến yến sào chưng hạt sen cho bà bầu không quá khó mà món ăn lại có tính thanh mát sẽ rất dể ăn và bồi bổ cơ thể
Chuẩn bị nguyên liệu
-3g – 5g yến tinh chế khô
-1con gà ác đã làm sạch
-1gói thuốc bắc
-1it gia vị muối và tiêu
Cách chế biến
-Yến tinh chế khô ngâm nở khoảng 10phút với 1it nước trong chén
-Gà ác đã được làm sạch cho vào nồi chưng cùng thuốc bắc khoảng 1.5 chén nước sạch, chưng với lửa vừa khoảng 60phút cho thuốc bắc thấm vào gà. Sau đó nêm chút muối và bỏ ít tiêu cho ngon
-Yến sau khi ngâm nở chưng riêng cách thủy với it nước khoảng 20phút, khi sôi là được
-Cho yến đã chưng xong vào nồi hầm gà ác vừa xong, đậy nắp lại đun lửa nhỏ chờ sôi 5phút là xong món ăn
Cách chế biến yến sào cho bà bầu khi có thêm gà ác sẽ làm tăng thêm giá trị bổ dưỡng cho mẹ và bé trong thai kỳ
Khi mang bầu cơ địa thay đổi thất thường nên trong thời kì thai nghén bạn không nên sử dụng tổ yến sào. Sau thời kì này Sâm Yến Linh Chi khuyên bạn bạn nên sử dụng khoảng 3gram cho một lần ăn là tốt nhất.
– Dùng yến sào chưng đường phèn vào buổi sáng khi bụng còn đói và vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ sẽ giúp hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
– Thai kì ở tháng thứ 4: Dùng mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn
– Thai kì ở tháng thứ 5 đến 6 tháng sau khi sinh: Dùng 2 ngày 1 chén, điều chỉnh tùy theo sức khỏe mẹ và bé.
– Sau 7 tháng khi sinh xong dùng 3 ngày 1 chén.
Khi mang bầu cơ địa thay đổi thất thường nên trong thời kì thai nghén bạn không nên sử dụng tổ yến sào. Sau thời kì này Yến Sào Tâm Yến khuyên bạn bạn nên sử dụng khoảng 3gram cho một lần ăn là tốt nhất.
– Dùng yến sào chưng đường phèn vào buổi sáng khi bụng còn đói và vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ sẽ giúp hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
– Thai kì ở tháng thứ 4: Dùng mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phè
– Thai kì ở tháng thứ 5 đến 6 tháng sau khi sinh: Dùng 2 ngày 1 chén, điều chỉnh tùy theo sức khỏe mẹ và bé.
-Sau 7 tháng khi sinh xong dùng 3 ngày 1 chén.
Nước yến được biết đến như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, có thể bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với các bà mẹ mang thai lượng chất dinh dưỡng có trong nước yến không cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ bầu vì vậy chúng ta nên sử dụng tổ yến nguyên chất để đảm bảo lượng dưỡng chất tốt nhất cho mẹ bầu nhé !
Bài viết trên Sâm Yến Linh Chi đã chia sẻ cho các mẹ bầu về công dụng, cách chế biến và cách dùng yến sào để đạt hiệu quả nhất.
Chúc các mẹ thành công !