292 lượt xem
Từ xa xưa người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã đã sử dụng hoa cúc như một phương thuốc để chữa bệnh, loại hoa cúc được sử dụng nhiều là hoa cúc trắng, và trong đó Cúc La Mã là loại chứa nhiều dược chất nhất. Khi kết hợp với tổ yến sẽ cho ra một món thực uống thanh mát, giải nhiệt cơ thể cực kì tốt. Cùng tham khảo ngay công thức dưới đây nhé !
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hợp chất Apigenin này có thể chống lại và ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư phổi. Điều này không chỉ mang lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư phổi mà còn là tin vui cho toàn nhân loại kỳ vọng tìm ra phương pháp chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.
Theo như các nghiên cứu được công bố vào năm 2013 tại Mỹ thì hợp chất Apigenin trong hoa cúc có tác dụng điều trị ung thư và phòng chống ung thư phổi.
Tinh chất có trong hoa cúc có tính an thần nhẹ, tính mát vì vậy ngoài công dụng giảm các triệu chứng kích thích trong dạ dày, hoa cúc còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, làm sáng mắt.
Sử dụng trà hoa cúc hàng ngày sẽ giúp cơ thể xua tan mệt mỏi, giảm đau đầu, chóng mặt, mang lại cho chúng ta giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý thì uống trà hoa cúc mỗi ngày có thể làm giảm lượng đường huyết, tránh lượng đường trong máu tăng cao và hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu, thành phần hoạt tính Flavonoid trong chiết xuất hoa cúc mang lại những công dụng làm đẹp tuyệt vời cho phụ nữ trong quá trình chăm sóc làn da như: Trị mụn và kháng viêm cho da nhạy cảm; Dưỡng ẩm cho da khô; Làm mờ quầng thâm mắt; Làm sáng da, mờ nếp nhăn, nếp chân chim nơi khóe mắt, khóa môi hoặc chữa lành các vết thương nhỏ do côn trùng cắn đốt, dị ứng thời tiết…
Các chuyên gia cho rằng trong kỳ kinh nguyệt, những người thường xuyên uống trà hoa cúc sẽ ít đau bụng hơn so với những người không sử dụng do các hoạt chất trong hoa cúc giúp làm giảm cơn co thắt.
Hoa cúc được sử dụng như trà xanh, dùng để nấu canh, ăn sống, làm đẹp, nấu nước uống. Loại hoa cúc được Đông Y tin dùng là hoa cúc trắng La Mã.
Hoa cúc giúp an thần, khắc phục bệnh tiểu đường, trị các chứng nhiệt độc, giúp tiêu độc, mát gan, làm đẹp da, giảm đau kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa được tế bào ung thư.
Chính các điều kiện này dẫn đến âm dương khí huyết không đầy đủ, thần kinh căng thẳng, nhiệt xuất hiện trong các tạng phủ gây ra các chứng viêm do nhiệt như viêm loét lưỡi, miệng, sưng nướu, mắt đỏ, huyết áp tăng, chảy máu cam. Khi đó, yến chưng hoa cúc sẽ giúp giải nhiệt tốt, cho cơ thể khỏe mạnh trở lại, tinh thần cũng sảng khoái và tỉnh táo hơn.
Bạch quả có chứa hai nhóm chất có hoạt tính là nhóm Flavonoids và nhóm Terpenelactones (bao gồm ginkgolides A, B và C, bilobalide, quecertin, kaempferol).
Những nhóm hóa chất này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kiểm soát quá trình viêm nhiễm. Một trong những lợi ích nữa của bạch quả là có thể củng cố chức năng não, cải thiện trí nhớ, chống lại những mệt mỏi tinh thần, cũng có thể kiểm soát sự chuyển hóa của cholesterol thành những mảng vữa bám vào thành mạch máu.
Cho nước vào nồi, nấu hoa cúc trước trong 15 phút, khi nước sôi thì cho bạch quả vào nấu thêm 15 phút nữa cho bạch quả chín mềm vừa ăn.
Hoa cúc khi nấu khá nát, bỏ chung lợn cợn khó uống nên khi uống nên lọc ra. Cũng bởi do hoa cúc bị nát khi nấu, nên không bỏ yến vô chung được. Giải pháp là các bạn chưng yến riêng, rồi cho yến vào chai, châm thêm nước hoa cúc, bỏ thêm hạt sen và bạch quả.
Món này bạn có thể dùng nóng, lạnh đều được.
Bước 1: Ngâm tổ yến cho mềm rồi nhặt sạch lông, rửa sạch cho vào rổ cho ráo nước.
Bước 2: Tổ yến và nước vừa đủ cho vào thố chưng, cho đường phèn vừa đủ ngọt vào
Bước 3: Cho thêm vài bông hoa cúc vào rồi đậy nắp lại. Chưng cách thủy khoảng 35-50 phút.
Bước 4: Sau đó tắt bếp và lấy ra thưởng thức, với món tổ yến chưng hoa cúc đường phèn này thì dùng lạnh sẽ ngon hơn nhé quý khách.
Chúc các bạn thực hiện thành công !