Xóa bỏ “nỗi oan” của hồng sâm

Gần đây có nhiều quý khách hàng gửi thắc mắc đến Sâm Yến Linh Chi rằng: Hồng sâm và nhân sâm khác nhau như thế nào? Hồng sâm không tốt bằng nhân sâm tươi vì đã qua chưng cất, chế biến nên đã rút hết chất dinh dưỡng. Vậy thật sự hồng sâm là gì và có phải là hồng sâm không tốt bằng nhân sâm tươi. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !

Xóa bỏ "nỗi oan" của hồng sâm 1

1. Giải đáp thắc mắc về nhân sâm và hồng sâm

Hỏi: “Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, sức khỏe yếu, huyết áp không ổn định. Tôi tính mua nhân sâm cho mẹ dùng nhưng có người khuyên tôi chỉ nên cho mẹ sử dụng hồng sâm, không nên dùng nhân sâm tươi. Vậy hồng sâm và nhân sâm khác nhau như thế nào? Vì sao người huyết áp không ổn định vẫn có thể dùng được hồng sâm?”

Đáp: Thông thường người tiêu dùng Việt Nam ít có khái niệm phân biệt nhân sâm tươi với hồng sâm mà thường gọi chung một khái niệm là “sâm” và đánh đồng về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng loại dược thảo tốt nhất cho sức khỏe này.

Người huyết áp không ổn định chỉ nên sử dụng hồng sâm khi huyết áp không ổn định vì so với nhân sâm tươi, hồng sâm có hiệu quả cao hơn mà ít tác dụng phụ hơn bởi sau quá trình chế biến, thành phần hóa học của nhân sâm đã được biến đổi, làm tăng hàm lượng saponin (gồm các ginsenosides khác nhau). Và chất lượng, hiệu quả của nhân sâm từ đó cũng thay đổi rõ rệt.​​

2. So sánh nhân sâm tươi và hồng sâm

Để lý giải điều trên, bạn có thể xem so sánh dưới đây để phân biệt sự khác nhau giữa hồng sâm và nhân sâm tươi.

2.1 Nhân sâm tươi
  • Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng, một loại củ có hình dạng giống con người. Nhân sâm là loại sâm mới được thu hoạch, còn nguyên rễ chưa qua xử lý nhiệt, có màu trắng hoặc vàng rơm.
  • Hàm lượng Saponin thấp hơn so với Hồng sâm. Có thể dùng để ăn trực tiếp, ngâm rượu, nấu canh, hầm gà, ngâm tẩm mật ong…
  • Nhân sâm chứa nhiều nước (khoảng 75%), nên củ sâm mềm, thời gian bảo quản ngắn (7 – 10 ngày).
2.2 Hồng sâm
  • Là loại sâm tươi từ 4 – 6 năm tuổi không cần bỏ lớp vỏ bên ngoài mà trải qua các bước chưng hấp và sấy khô khiến nhân sâm tươi biến thành màu hồng nhạt.
  • Trong quá trình chưng hấp và sấy khô đó các hoạt tính của sâm được biến chuyển và gia tăng thêm nhiều saponin tốt cho cơ thể.
  • Hồng sâm đã qua giai đoạn xử lý nhiệt (chưng – hấp – sấy khô) nên hàm lượng nước còn lại rất thấp (<15%). Vì vậy hồng sâm có cấu trúc khô và cứng hơn nhân sâm. Hồng sâm có thể bảo quản trên 5 năm.
  • Tăng hàm lượng saponin từ 18 đến 34 thành phần (gồm nhiều ginsenoside khác nhau) nên tác dụng của Hồng Sâm được nâng lên rõ rệt.
  • Hồng sâm dùng để ăn trực tiếp hoặc đun với nước sôi để uống (dùng cả xác hồng sâm) , ngâm tẩm với mật ong, chế biến thành các thương phẩm cao cấp hơn: cao hồng sâm, bột hồng sâm, viên nén hồng sâm, các loại nước chiết xuất từ hồng sâm…

3. Đối tượng nào nên sử dụng hồng sâm hoặc nhân sâm tươi

3.1 Nhân sâm tươi
Xóa bỏ "nỗi oan" của hồng sâm 2
Nhân sâm tươi

Nhân Sâm chưa qua chế biến, có tính hàn (lạnh) và có nhiều tác dụng phụ không phù hợp với người có thể trạng yếu “cảm mạo, phong hàn”, đau dụng do lạnh bụng, người cao huyết áp… Trẻ em và phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng.

3.2 Hồng sâm
  • Mọi đối tượng, dùng tốt cho cả nhưng người cao/thấp huyết áp. Vì  đã trải qua xử lý nhiệt nên hồng sâm có tính ôn, các thành phần ginsenoside  đã được biến đổi và có tác dụng ổn định huyết áp cho người cao tuổi.
  • Với những người có cơ địa đặc biệt, dễ phản ứng mẫn cảm với nhân sâm có thể yên tâm dùng hồng sâm. Đặc biệt, sâm có năng lực đề kháng tốt đối với các loại bệnh nặng như HIV, Dioxin… Có thể dùng hồng sâm lâu dài.

4. Công dụng của nhân sâm tươi và hồng sâm Hàn Quốc

4.1 Nhân sâm tươi
  • Nhân sâm có vị đắng, không độc, có tác dụng làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, phục hồi sinh lực nhanh chóng. Một số hoạt chất trong nhân sâm còn có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu trong cơ thể tốt cho tim mạch.
  • Có công dụng chống xơ vữa động mạch, tăng sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật, tăng nội tiết tốt, phụ hồi và sản sinh các tế bào hồng cầu, giải độc gan và phòng chống bệnh viêm họng.
4.2 Hồng sâm
  • Thành phần saponin của hồng sâm cũng như các sản phẩm chiết xuất từ hồng sâm (cao hồng sâm) cao hơn nhiều lần so với nhân sâm nên hồng sâm có khả năng loại bỏ các chất Alloxan và Streptozotocin – nguyên nhân gây tăng đường huyết, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Thành phần saponin này còn có khả năng hạ cholesterol và triglycerid trong máu giúp tim mạch khỏe mạnh, và ổn định huyết áp.
  • Hồng sâm còn có tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư và làm chậm tiến trình phát triển của các tế bào gây ung thư.
  • Thường xuyên sử dụng hồng sâm có khả năng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng trí nhớ, giảm stress cho người lao độc trí óc.

5. Hồng sâm có thể giúp ổn định huyết áp

Xóa bỏ "nỗi oan" của hồng sâm 3
Hồng sâm rất tốt cho người cao huyết áp

Tính an toàn của hồng sâm cũng được TS Dược học Viện trưởng Park Jong Dae – Viện nghiên cứu nhân sâm thảo dược Quốc tế Geumsan (Hàn Quốc) chứng minh trong các tài liệu nghiên cứu của mình.

Theo đó, hồng sâm không chỉ có tác dụng ổn định huyết áp mà khi dùng kết hợp với thuốc điều trị huyết áp (chất ngăn β, chất đối kháng Ca) còn giúp điều hòa huyết áp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Ngoài ra, hồng sâm cũng như các chế phẩm từ hồng sâm còn có khả năng điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh tật như tim mạch, tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, chống xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình lão hóa…

Hồng sâm có tính ôn, có thể bồi bổ dương khí ít tác dụng phụ nên phù hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Người tiêu dùng cần phân biệt rõ hồng sâm và nhân sâm cho từng mục đích cũng như đối tượng sử dụng. Mặc dù những ưu điểm của hồng sâm đã được chứng minh nhưng thực tế rất ít người hiểu và phân biệt được lợi ích của nó.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp anh yên tâm khi sử dụng hồng sâm vì sức khỏe của mẹ mình.