Việt Nam có những loại nấm linh chi tự nhiên nào ?

Ở Việt Nam, có mấy loại nấm linh chi? Nấm linh chi Việt Nam những năm gần đây đang dần có chỗ đứng trên thị trường nấm linh chi bởi chất lượng và giá thành cạnh tranh. Chính vì thế bài viết này Loka sẽ giúp các bạn tìm hiểu các loại nấm linh chi Việt Nam nhé!

Việt Nam có những loại nấm linh chi tự nhiên nào ? 1

Trên thế giới có hơn 50 loài nấm linh chi, Trung Quốc có 48 loài, còn ở Việt Nam có trên 37 loài. Linh chi phân bố và sinh sống ở rừng có nhiều loại cây gỗ lá rộng.

1. Thành phần hoạt chất có trong nấm linh chi

Ngày xưa, ác thầy thuốc giỏi đã phát hiện được những đặc tính quý giá của Nấm linh chi, nhưng số lượng có hạn, vì thế mà nấm chỉ được dành cho các tầng lớp vua chúa, bậc quan lại, vương giả là chính.

Còn ngày nay y học hiện đại đã tìm và chứng minh được công dụng khá hoàn hảo của nấm, nấm cũng được bảo tồn phát triển nhiều hơn nên cung ứng được đông đảo người sử dụng trong nước và xuất ra nước ngoài, khắc phục được tình trạng tưởng như đã tuyệt chủng trước đó.

Thời điểm năm 2007 “cơn sốt nấm lim xanh” bắt đầu bùng phát do các nhà khoa học phát hiện nấm lim xanh vẫn còn tồn tại và phân bố tại khu vực rừng Trường Sơn, Tây Nguyên và Nam Lào.

Thế là nhiều đề tài nghiên cứu về các hoạt tính của nấm lim xanh được triển khai.Nhiều hoát chất quý được tìm thấy như Triterpenes, Germanium, Adenosine, Ling zhi-8 protein, Các vitamin… nhưng chắc chắn rằng đó vẫn chưa được khám phá hết.

Những hoạt chất này có lợi cho sức khỏe khá đa dạng được công bố trên các tạp chí khoa học, báo giấy, báo mạng, thu hút được sự chú ý đông đảo của quần chúng nhân dân, nhất là người bệnh ung thư, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đẹp da….

2. Nấm linh chi ở Việt Nam được đưa vào sử dụng gồm có:

2.1 Nấm lim xanh

Nấm linh chi xanh hay còn gọi là nấm lim xanh là một loại nấm linh chi nhưng nó chỉ mọc trên thân cây lim đã chết ở Tiên Phước, Quảng Nam. Đây là một loại nấm linh chi tự nhiên ở Việt Nam.

2.2 Nấm linh chi đỏ Việt Nam
Việt Nam có những loại nấm linh chi tự nhiên nào ? 2
Nấm linh chi đỏ

Nấm linh chi đỏ được nuôi trồng chủ yếu ở các tỉnh miền trong như Long Khánh, Đồng Nai, Quảng Nam. Nấm linh chi đỏ Việt Nam được nuôi trồng tuân thủ nghiêm ngặt theo một chu trình khép kín hoàn toàn.

Do đó chất lượng nấm linh chi đỏ Việt Nam đang ngày một nâng cao, được công nhận chất lượng ngang ngửa các loại nấm của Trung Quốc, Hàn Quốc.

Hơn nữa, nấm linh chi đỏ Việt Nam có giá thành rẻ hơn khá nhiều so với nấm linh chi Trung Quốc, Hàn Quốc do không mất công vận chuyển nên hiện tại khách hàng rất chuộng mua nấm linh chi đỏ của Việt Nam.

2.3 Nấm thượng hoàng
Việt Nam có những loại nấm linh chi tự nhiên nào ? 2
Nấm thượng hoàng

Nấm thượng hoàng có tên khoa học là Phellinus linteus thuộc họ Hymenochaetaceae, ở Hàn Quốc gọi là sanghwang, Nhật Bản gọi là meshimakobu, Trung Quốc gọi là songgen, Việt Nam gọi là nấm thượng hoàng (nấm linh chi thượng hoàng) hay nấm hoàng sơn.

Đây là các loài nấm hóa gỗ, qua nhiều năm lớp thụ tầng năm sau chồng lên lớp thụ tầng năm trước, có hình thù như cái móng màu vàng tươi hoặc màu nâu.

Trong tự nhiên loại nấm này thường mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.

3. Nấm linh chi được tìm thấy ở đâu ?

Nấm linh chi là loài nâm gỗ mọc hoang ở trong thiên nhiên và có hàng trăm loài khác nhau cùng họ với nấm, trong đó có Ganoderma có những 80 loài có các loại nấm linh chi tự nhiên màu sắc khác nhau từ màu vàng, màu cam, đỏ tía,.. rất phong phú, đa dạng và giá linh chi cũng khác nhau.

Từ lâu luôn tồn tại một ý niệm trong mọi người là nấm linh chi rừng Việt Nam luôn tốt hơn linh chi trồng, vì vậy giá nấm linh chi rừng việt nam lúc nào cũng đắt tiền hơn linh chi trồng với các lý do sau: Linh chi rừng do hấp thu tinh khí của trời đất mà mọc (do đó có câu linh chi xuất hiện từ khi có trời và đất).

Việt Nam có những loại nấm linh chi tự nhiên nào ? 4
Nấm linh chi sắc lấy nước uống

Linh chi chỉ mọc khi vùng đất và khí hậu nơi đó có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho thảo dược này mọc (thiên thời, đại lợi, nhân hòa) và do đó cho rằng Linh chi rừng có chất lượng vô song, không bị bón các phân hữu cơ, vô cơ… nên không bị ô nhiễm. Quan điểm này hiện nay liệu có còn chính xác nữa. Chúng ta xem xét từ những kết quả từ thực tiễn.