Trẻ em nên ăn bao nhiêu yến một ngày là đủ ?

Yến sào là một trong những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu như không sử dụng đúng cách hoặc sử dùng quá liều, không đúng thời điểm sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Để sử dụng nước yến đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể trẻ, liều lượng sử dụng yến sào rất quan trọng. 

Trẻ em nên ăn bao nhiêu yến một ngày là đủ ? 1

1. Lợi ích khi cho trẻ em ăn yến

Người mẹ nào cũng muốn cho con mình được khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốt, sức lực dẻo dai, trí não thông minh,…Tất cả những gì tốt đẹp nhất mà bạn mong muốn có ở con mình đều bắt nguồn từ thực phẩm, từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé.

Việc cần làm là lựa chọn thực phẩm có lợi cho sự phát triển của trẻ. Để đảm bảo bé phát triển cả thể chất lẫn trí não một cách toàn diện, đồng thời loại bỏ những độc tố trong cơ thể trẻ do những nguồn thức ăn không tươi sạch thì Yến sào là lựa chọn hàng đầu của những bà mẹ. Cho trẻ sử dụng yến sào mang lại những lợi ích sau:

  • Tăng cường sức đề kháng giúp hoàn thiện hệ miễn dịch, giảm đau ố và chống chọi tốt với các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.
  • Cải thiện tốt hệ hô hấp cho bé. Yến sào có tác dụng hiệu quả trong việc làm sạch phổi, giảm nguy cơ gây bệnh hô hấp ở trẻ. Bổ sung yến sào, bé không bị ho kéo dài hoặc hen suyễn khó thở.
  • Tăng cường và phát triển trí não cho bé. Yến sào giúp bé thông minh, lanh lợi hơn, cải thiện trí não, tiếp thu nhanh hơn trong việc học hỏi của mình.
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp bé ăn ngon cải thiện chứng biếng ăn của trẻ.

2. Trẻ em nên ăn bao nhiêu yến một ngày là đủ ?

Trẻ em nên ăn bao nhiêu yến một ngày là đủ ? 2
Liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ em

Hệ tiêu hóa của trẻ em còn chưa phát triển toàn diện. Các bé rất nhạy cảm với những nguồn dinh dưỡng lạ, đặc biệt là các thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tính hàn như yến sào.

Do đó, khi bắt đầu cho trẻ ăn yến, ba mẹ nên sử dụng liều lượng tăng dần từ ít tới nhiều để cho hệ tiêu hóa của trẻ kịp thích ứng. Đồng thời phòng ngừa trường hợp dị ứng ngẫu nhiên phát sinh ở một số ít trẻ.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi: Trẻ sơ sinh chưa nên sử dụng Yến sào. Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và chưa hấp thụ được thành phần dinh dưỡng từ tổ yến.

2.1 Đối với bé từ 1 đến 3 tuổi:

Ở giai đoạn này trẻ em đã tập ăn dặm vì vậy bé từ 1 – 3 tuổi có thể dùng yến sào nhưng nên cho bé thử từ từ. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn.

Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 1 – 2gram/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện. Việc bé dùng yến đều đặn, giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng phổi, tạo giấc ngủ ngon…

  • Tháng thứ 1: Mỗi ngày khoảng 2 gram yến, uống mỗi ngày.
  • Tháng kế tiếp: Mỗi ngày 2 gram yến, uống đều 2 ngày một lần.
2.2 Đối với bé từ 3 đến 10 tuổi:

Ở độ tuổi này trẻ trở nên năng động vì vậy cơ thể cần nạp thêm năng lượng, yến sào giúp tăng hệ miễn dịch, điều này rất cần thiết với trẻ em.

Yến giúp trẻ ngăn ngừa được bệnh, làm giảm đi sự mệt mỏi, giúp trẻ em có được nhiều năng lượng để vượt qua các cuộc thi. Nếu sử dụng tổ yến trong thời gian dài thì trẻ em sẻ phát triển một cách nhanh chóng và khỏe mạnh.

  • Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 4 – 5 gram, ăn đều mỗi ngày.
  • Tháng thứ 2: Mỗi ngày 4 – 5 gram, ăn đều 2 ngày một lần.
  • Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 4 – 5 gram, ăn đều 3 ngày lần.
2.3 Lưu ý:

Yến sào nên dùng thường xuyên thì mới phát huy được hết công dụng, nên dùng mỗi ngày hoặc cách đều 2 ngày 1 lần với liều lượng vừa đủ thay vì lâu lâu sử dụng một lượng lớn.

3. Cách chế biến yến cho trẻ mang nhiều giá trị dinh dưỡng

Trẻ em nên ăn bao nhiêu yến một ngày là đủ ? 3
Yến sào nên dùng thường xuyên thì mới phát huy được hết công dụng

Yến chưng đã trở thành món ăn gần gũi với người tiêu dùng, thông dụng và được xem là món ăn chứa đựng được nhiều hàm lượng dưỡng chất của nguyên liệu hơn cả.

Tuy đây là món ăn đơn giản, dễ làm nhưng nếu không lưu ý kỹ thuật nấu nướng bạn sẽ vô tình làm thất thoát một lượng dinh dưỡng quý giá trong thành phần yến. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên tham khảo:

3.1 Lượng nước trong thố:

Mực nước trong thố (bao gồm yến, nước và các thành phần khác) không nên vượt ngưỡng 80% tương ứng với ¾ chiều cao của thố. Khi chưng yến các thành phần sẽ ở ra và dâng lên nên nước sẽ bị trào nếu cho quá đầy.

3.2 Lửa chưng yến:

Khi chưng yến nên để lửa nhỏ, giữ nhiệt độ duy trì khoảng 80oC. Trong thành phần tổ yến, các dưỡng chất có thể hoạt động trong khoảng 80oC, mất tác dụng nếu yến  được nấu trong nhiệt độ quá cao hoặc trực tiếp trên lửa.

3.3 Thời gian chưng yến:

Thời gian chưng yến phải đủ lâu để sợi nở đủ, hương vị đậm đà, dai và ngon. Chưng yến có thể diễn ra khoảng 30 phút, ủ thêm 10 – 20 phút khi ăn sẽ có cảm giác ngon hơn. Nếu bạn muốn hấp thu được nhiều dưỡng chất có thể chưng đến khi yến tan thành dạng lỏng (4 – 5 giờ).

Giai đoạn cho đường phèn: Chỉ nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi tắt lửa để yến nở to hơn trong khi nấu đồng thời giữ được hương vị.

Cách chế biến yến sào đơn giản nhất là chưng cách thủy vì nó không làm cho mất các chất dinh dưỡng có trong tổ yến.

Với những chia sẻ trên chúng tôi mong là đã giúp cho các bà mẹ có thêm kiến thức về liều lượng dùng yến sào để chăm sóc tốt hơn cho những thiên thần nhỏ của mình nhé !