103 lượt xem
Từ xưa cho đến nay, tổ yến (yến sào) vẫn luôn một trong những nguồn thực phẩm quý giá. Nếu ở thời phong kiến món ăn này chỉ được sử dụng cho tầng lớp vua chúa, quý tộc thì ngày nay yến sào dần được phổ biến, tuy yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng nhưng sử dụng yến sào như thế nào hợp lý cho từng đối tượng vẫn còn là thắc mắc của nhiều người, mời quý khách cùng tham khảo chi tiết về cách sử dụng qua bài viết dưới đây nhé !
Yến sào là hợp chất gồm 2 yếu tố chính: Glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại xơ tan trong cơ thể, dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin thiết yếu cơ thể không tổng hợp được.
Yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như: Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine…
Đặc biệt, acid Syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu.
Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, rất giàu canxi (Ca) và sắt (Fe) là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh, trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm (Mn, Br, Cu, Zn) cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như crôm (Cr), chống lão hóa, chống chất phóng xạ như selen (Se). Qua đó có thể thấy yến sào rất quý.
Yến sào còn có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bồi bổ hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu.
Yến sào giúp tăng cường sự kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, giúp hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khỏe nhanh, ổn định các chỉ tiêu huyết học.
Có lẽ bạn đã biết cơ thể con người cần thời gian để có thể hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng của yến sào trong một lần ăn. Tùy vào từng thể trạng người dùng mà khoảng thời gian này có thể tính theo giờ hoặc ngày. Do đó việc vội vàng sử dụng tổ yến với liều lượng cao và tần suất dày đặc để đạt hiệu quả nhanh thì chỉ lãng phí tiền bạc.
Theo tư vấn của bác sĩ, cơ thể của phụ nữ trong thời kì mang thai có rất nhiều thay đổi. Cơ địa của họ thường thay đổi thất thường đặc biệt là trong thời kì thai nghén (khoảng 3 tháng đầu). Vì vậy, tốt nhất ở giai đoạn này không nên sử dụng yến sào để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Sau khoảng thời gian thai nghén, việc bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Lúc này, các ông bố đã có thể bổ sung thêm yến sào vào thực đơn hàng ngày cho các mẹ bầu. Liều lượng lúc này không cần quá nhiều nhưng nên sử dụng thường xuyên, đều đặn.
Liều lượng sử dụng yến sào đối với phụ nữ mang thai (sau thời kì thai nghén): 3 – 5 gram/lần, 3 lần/tuần.
Sự suy giảm chức năng của cơ thể con người khi về già khiến cho sức đề kháng và khả năng trao đổi của người cao tuổi trở nên kém dần đi. Lúc này nguồn dinh dưỡng dồi dào đến từ yến sào sẽ mang lại những công dụng cực kì quan trọng.
Tuy nhiên vì vấn đề thể trạng nên việc cải thiện sức khỏe ở người già không thể thực hiện một sớm một chiều trong thời gian ngắn. Bạn nên cho họ sử dụng đều đặn hàng ngày nhưng với một liều lượng thấp.
Ngoài ra để đạt được hiệu quả tốt nhất ở người già thì một chế độ ăn uống thích hợp, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B,… kết hợp cùng khoảng 30 – 45 phút tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày là điều cần thiết.
Liều lượng sử dụng yến sào đối với người già 2 gram, sử dụng đều đặn hàng ngày.
Để những hiệu quả của yến sào phối hợp tốt nhất với quá trình phục hồi của người bệnh, bạn hãy nhớ kĩ những lưu ý dưới đây:
Liều lượng sử dụng yến sào đối với người bệnh sau ốm nặng, sau phẫu thuật hoặc bồi bổ sức khỏe trong quá trình điều trị ung thư, người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp: Theo chỉ định của bác sĩ, nên dùng 2 gram/lần, sử dụng đều đặn hàng ngày.
Lưu Ý: