Tổ yến làm cho hệ cơ xương của trẻ em được phát triển toàn diện

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thành phần giá trị dinh dưỡng của yến sào rất thích hợp cho sự phát triển cơ xương và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tổ yến chứa rất nhiều hoạt chất quý giá rất khó tìm thấy trong các loại thực phẩm thông thường.

Tổ yến làm cho hệ cơ xương của trẻ em được phát triển toàn diện 1
Nguyên nhân trẻ bị còi xương

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng còi xương ở trẻ

1.1 Biểu hiện của còi xương:

Còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ sinh thiếu cân, sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng…

Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Trường hợp nặng, trẻ bị biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, có chuỗi hạt sườn, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, chân vòng kiềng, chữ bát…

1.2 Nguyên nhân trẻ bị còi xương:

Ở trẻ em biếng ăn, còi xương không phải là một bệnh mà là biểu hiện của bệnh mà thôi, với 2 biểu hiện, triệu chứng này có mối quan hệ Nguyên nhân – Kết quả, bởi vì trẻ biếng ăn, kém ăn nên dẫn đến còi xương và hệ quả là trẻ chậm lớn, sức đề kháng kém, ảnh hưởng đến phát triên trí não.

Nếu so sánh thể trạng của người Việt ta so với các quốc gia bên châu Âu, điều thể hiện rõ ràng nhất chính là về chiều cao. Bên họ nhỉnh hơn bên ta rất nhiều về vóc dáng, điều này bị ảnh hưởng bởi cơ chế dinh dưỡng đặc thù của mỗi quốc gia.

Nhằm cải thiện chiều cao của người Việt ta, hiện nay cũng có nhiều phương pháp giúp cho hệ xương của con người chắc khỏe hơn, đặc biệt cần áp dụng từ đối tượng trẻ nhỏ trở đi. Doppelherz sẽ giới thiệu một số cách giúp cho xương được phát triển chắc khỏe trong bài viết dưới đây.

2. Giải pháp cho trẻ bị còi xương

2.1 Trẻ cần được bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời:

Nhiều người truyền tụng kinh nghiệm lại rằng, 6 tháng đầu đời của trẻ được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng và cần được cha mẹ chú tâm chăm sóc.

Đây là một kinh nghiệm chính xác tuyệt đối và những người làm cha mẹ cần phải biết và áp dụng, nó không hề thừa thãi. Tuy rằng, theo như chúng tôi biết rằng, nhiều cha mẹ có thể bận bịu với công việc hoặc điều kiện cuộc sống của họ không cho phép họ dành được quá nhiều thời gian như vậy dành cho con.

Điều đó cũng không sao cả, không hẳn mọi người dành trọn vẹn 6 tháng đầu của con chỉ để chăm con. Hãy đan xen và sắp xếp hợp lý công việc của mình, đặc biệt là người mẹ.

Cho con bú đầy đủ, chưa cần cao siêu dinh dưỡng mạnh mẽ nào cả nhằm giúp con được hấp thu những dưỡng chất trong sữa mẹ từ từ trong những năm tháng đầu đời đón nhận cuộc sống mới.

2.2 Cân nhắc trong dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ:

Dù con có ở tuổi nào thì việc cân đối dinh dưỡng cho con không bao giờ là một việc thừa thãi, nhất là đối với trẻ nhỏ. Đối với hệ xương khớp muốn phát triển mạnh mẽ, điều đầu tiên mọi người cần nhớ và thực hiện, đó là phải liên tục bổ sung vitamin D và canxi.

Đây là 2 chất phải gắn kết và không được tách rời dù trong bất cứ trường hợp nào. Chỉ khác một điều, đó là mỗi lứa tuổi cần những lượng khác nhau, cha mẹ nên sưu tầm tư liệu chăm sóc trẻ để tìm lượng phù hợp nhất cho con trẻ.

Ngoài vấn đề liên quan đến sữa mẹ và dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần cho con của mình được vui chơi và khám phá thế giới qua những hoạt động ngoài trời.

Đây là cách hoạt động cơ thể lành mạnh và phải được áp dụng thường xuyên. Có như vậy, Doppelherz tin rằng trẻ nhỏ sẽ được cải thiện chiều cao trong tương lai gần.

2.3 Chế độ ăn cho trẻ bị còi xương:

Cho trẻ bú bằng sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho cơ thể trẻ, vì vậy nên dùng sữa mẹ, không nên quan niệm sữa ngoài mới tốt, đắt tiền mới tốt.

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi.

Canxi trong sữa dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác

Thực tế chỉ có sữa mẹ là cung cấp đầy đủ các chất và kháng thể, hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với trẻ lớn nên chọn các loại sữa ngoài đảm bảo tiêu chuẩn và cung cấp nhiều canxi cho trẻ.

Trẻ còi xương ngoài lựa chọn sữa ra thì cần ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, sắt, kẽm: Cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu… vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây còi xương và chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.

Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

Bổ sung vitamin D từ dầu mỡ

Không được quan niệm dầu mỡ không tốt cho trẻ nên không cho vào khẩu phần ăn của trẻ, vì là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương. Chế độ ăn của trẻ cần có lượng dầu mỡ nhất định, nhưng cũng không nên quá nhiều vì nó dễ gây các bệnh khác, nên chọn các loại dầu mỡ làm từ thực vật.

Tổ yến làm cho hệ cơ xương của trẻ em được phát triển toàn diện 2
Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ, cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ, không được để trẻ đói, trẻ bỏ bữa.

Rau xanh và hoa quả là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

3. Tìm hiểu thêm về công dụng của yến sào đối với trẻ em

3.1 Tổ yến giúp trẻ phát triển thể chất:

Yến sào chứa hàm lượng lớn protein, 8 loại acid amin thiết yếu trong cơ thể, các loại đừơng dễ hấp thụ trực tiếp và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết mà hệ tiêu hóa hấp thụ với tỷ lệ tối đa.

Ngoài ra, yến sào còn chứa nhiều Ca, và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu, giúp các bé củng cố và phát tiển vững chắc bộ xương, tăng cường trao đổi chất tạo cơ thể phát triển khỏe mạnh..

Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng đường ruột.

3.2 Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em:

Yến có tác dụng rất tốt cho sự phát triển xương, kích thích sản xuất hồng cầu, bạch cầu giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ em nhờ chứa nhiều sắt và canxi.

Hầu hết các axit amin cần thiết cho cơ thể đều có trong tổ yến giúp cơ thể của trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh.Axit amin isoluecine có trong yến sào (2.04%) giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và giảm thời gian đông máu.

Lysine (1.75%) giúp khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương của bé chắc khỏe, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi trong hoạt động vui chơi của trẻ. Ngoài ra, lysine còn có tác dụng tổng hợp các hormone, enzym, và giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.

3.3 Phát triển trí não trẻ em:

Trong yến sào có chứa hầu hết các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể trong đó Phenylalanine (4.5%), Tryptophan (0.7%) là các acid amin chống trầm cảm, bồi bổ cho não, tăng cường trí nhớ, tác động trực tiếp đến não bộ.

Tryptophan cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể trẻ điều hòa sự ngon miệng, làm tâm trạng hưng phấn và tạo giấc ngủ sâu cho trẻ.

Ngoài ra, yến sào còn chứa các axit amin giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn máu thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển não bộ của trẻ. Các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br cũng rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ.

4. Món ăn bổ dưỡng từ tổ yến giúp cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ em

4.1 Cháo cá lóc

Nguyên liệu cần có:

  • Cá lóc: 1.3kg (dùng phần xương và đầu cá để nấu cháo).
  • Tổ yến: 5g.
  • Đỗ xanh, gạo.
  • Hành, thì là, gia vị, nước mắm.

Cách chế biến:

  • Cá lóc lọc thịt, còn lại bộ xương cá, rửa sạch.
  • Tổ yến, bạn ngâm với nước lạnh khoảng 30 phút, tùy thuộc vào loại yến.
  • Đỗ xanh, gạo ngâm qua, vo sạch.
  • Hành, thì là thái nhỏ.
  • Đun sôi nước, cho đầu và xương cá vào ninh chín.
  • Bỏ ra gỡ thịt còn bám vào phần xương.
  • Đầu và xương cho vào cối giã nhuyễn. Rồi lọc lấy nước.
  • Đổ gạo, đỗ xanh đã vo sạch và phần thịt lọc ra từ xương cá vào nước lọc xương cá để nấu cháo. Nếu dùng nồi áp suất, ninh cháo trong khoảng 15 phút, nếu dùng nồi thường, ninh khoảng 45 phút, lửa nhỏ.
  • Tổ yến sau khi ngâm bạn rửa sạch và cho vào thố chưng cách thủy khoảng 15 – 20 phút.
  • Cháo sau khi ninh nhừ, nêm gia vị, bột nêm vừa ăn. Sau đó cho phần yến đã chưng vào cùng với cháo.
  • Cho trẻ ăn nóng khỏi tanh, ăn trong khoảng 20-30 ngày, ăn cách ngày.
Tổ yến làm cho hệ cơ xương của trẻ em được phát triển toàn diện 3
Cháo cá lóc tổ yến
4.2 Cháo lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

  • 2 quả trứng gà.
  • Tổ yến: 3 – 5g.
  • Gạo 50g.
  • Hành, gia vị.

Cách chế biến:

  • Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán thành bột.
  • Gạo rang vàng tán thành bột
  • Hành rửa sạch, thái nhỏ. Tổ yến ngâm vào nước cho nở mềm.
  • Trộn đều 2 thứ bột với nhau rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.
  • Đun cho cháo sôi kỹ, thêm hành và gia vị vừa đủ.
  • Tổ yến sau khi ngâm, bạn đem chưng cách thủy với thời gian 15 – 20 phút.
  • Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.
4.3 Cháo xương sụn lợn

Nguyên liệu:

  • Xương sụn lợn 100g.
  • Gạo 50g.
  • Tổ yến tinh chế: 5g.
  • Hành, gia vị.

Cách chế biến:

  • Xương sụn lợn rửa sạch.
  • Gạo xay thành bột. Tổ yến ngâm vào nước khoảng 20 phút.
  • Luộc qua xương sụn, bỏ nước đi.
  • Xào chín xương sụn sau đó đổ nước đem ninh.
  • Lọc thịt, bỏ phần xương, phần sụn giữ lại đem xay nhỏ.
  • Tổ yến bạn rửa thật sạch và cho vào thố chưng cách thủy khoảng 30 phút.
  • Tiếp tục cho gạo, sụn xay và thịt vào nồi hầm nhừ nhuyễn.
  • Cho hành và gia vị vừa đủ
  • Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 15 – 20 ngày.
4.3 Cháo tôm

Nguyên liệu:

  • Tôm 150g.
  • Gạo 50g.
  • Tổ yến: 3 – 5g.
  • Bột gia vị vừa đủ.

Cách làm:

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Tổ yến ngâm với nước cho nở mềm.
  • Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn.
  • Gạo xay thành bột. Khi tổ yến đã nở mềm bạn cho yến vào chưng cách thủy khoảng 20 phút.
  • Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.
  • Khi cháo chín cho gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại, bạn cho yến đã chưng vào trộn đều là được.
  • Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.
Tổ yến làm cho hệ cơ xương của trẻ em được phát triển toàn diện 4
Cháo tôm tổ yến

70% trẻ còi xương sẽ khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy chọn lựa cho con những món ăn thích hợp không chỉ phòng ngừa còi xương cho trẻ mà còn điều trị giúp trẻ khỏi bệnh.