101 lượt xem
Tổ yến là tổ của con chim yến. Tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân). Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong tổ yến. Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45 – 55%),…..
Theo lịch sử ghi chép lại, Chim yến xuất hiện ở miền Trung đảo Java (Indonesia). Người đàn ông tên là Saduluo hay ngắm nhìn bầu trời khi nhàn rỗi, thích ngắm những chú chim bay.
Đến một ngày có một hiện tượng làm anh tò mò, đó là cứ mỗi khi mặt trời sắp lặn thì có rất nhiều chú chim bay vào hang động. Anh suy nghĩa: “Thật lạ, có gì đó trong hang mà lại nhiều chim bay vào, hay là có một cái tổ khổng lồ bên trong hang”.
Sau đó, anh ta nổ lực leo qua ngọn núi đó, tìm đến hang động kia. Đến nơi không thấy gì ngoài rất nhiều tổ chim, anh thử lấy cây gõ vào vách đá, tổ chim rớt xuống.
Anh nhặt tổ lên thì thấy đây là một loại tổ có hình bán nguyệt kỳ lạ, cấu trúc rất tinh tế lại có bề mặt mượt mà, và rất dễ thương, vì vậy anh ta đã mang một ít tổ về nhà.
Một lần vô tình làm rơi tổ yến vào trong nước chúng nở ra và anh bạo gan nấu lên ăn thử thì thấy có mùi tanh của chim yến, ngoài ra thì cũng không tệ, nếu nấu cùng các gia vị khác thì không còn mùi chim yến nữa.
Sau đó không lâu, tin này được mọi người lan truyền khắp nơi, thế là có nhiều người cũng tìm đến hang động và lấy tổ chim yến về sử dụng, họ cho những người bệnh ăn thì thấy họ nhanh khỏe hơn, bệnh mau hồi phục hơn. Kể từ đó, loài chim và tổ của nó được lan truyền từ đời này sang đời khác và việc khai thác xuất hiện từ đó.
Tuy được phát hiện đầu tiên ở Indonesia sau đó có Philippines, Malaysia nhưng đặc biệt được quý trọng khi nó du nhập đến đất Trung Hoa. Các bằng chứng trong khảo cổ học cho thấy người thời Đường đã đến các quốc gia phía Bắc Malaysia để trao đổi đồ Gốm, vải đổi lấy tổ yến.
Tham khảo các tài liệu sử học, cũng như các câu chuyện được kể lại thì nhắc đến yến sào không thể nào quên câu chuyện của Thái Giám Trịnh Hòa (1371 – 1433).
Ông là đô đốc hải quân, nhà thám hiểm lớn. Phụng mệnh Minh Thành Tổ Chu Đệ (nhà Minh) đi thám hiểm và thông thương với bên ngoài. Và cũng chính ông là người người đã đổi tổ yến mang về cho Vua.
Từ đó, tổ yến được xem là món ăn tiến vua, một sản vật quý báu.vào cuối thế kỷ 17, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 4 triệu tổ chim yến từ Java Batavia
Nhưng cũng có một bản khác nói về câu chuyện Thái giám Trịnh Hòa phát hiện ra tổ yến và mang về cho vua. Chuyện kể rằng:
Trong một lần đi thám hiểm xuống phía Nam Hải, hạm đội gặp bão lớn, phải neo đậu vào một hòn đảo, với khó khăn gặp phải là thiếu lương thực trầm trọng.
Thủy thủ và những quan lính trên thuyền vừa đói vừa mệt sau nhiều ngày không có thức ăn, chưa kể một số linh còn bị bệnh. Trong tình thế đó, Trịnh Hòa cho người cùng ông đi tìm xem có gì thay thế lương thực không.
Rồi vô tình thấy có nhiều tổ chim trên vách đá, ông kêu người hái tổ xuống, thấy tổ có hình kì lạ, màu hơi trắng, có mùi tanh. Nhưng khi rơi vào nước thì nở ra. Nhận thấy đây không phải tổ bằng rơm rạ, nên ông quyết định cho quân hấp lên như cơm để lấp đầy cơn đói lúc này.
Và không ngờ, sau vài ngày dùng tổ chim yến thì quân của ông phục hồi nhanh chóng, khỏe khoắn, đầy sinh khí. Nhờ vậy mà ông và đoàn mới trở về nhà được. Sau đó, ông mang loại tổ chim này để dâng lên vua sử dụng.
Tổ yến hay còn gọi là yến sào được hình thành từ nước bọt của chim yến, có hình bán nguyệt thường có đường kính 15 – 20cm.
Tổ yến được tạo nên từ dịch tiết ra từ miệng chim Yến hay còn gọi là nước bọt của con chim Yến chứ không phải xây bằng cây cỏ, rêu, lá, lông chim như những loài chim khác thường làm tổ. Khi nước bọt của chim Yến khô cứng lại, chúng sẽ hình thành tổ rất vững chắc.
Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình. Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục như thế để định hình. Sau 2 – 3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại.
Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến
Lần đầu tiên chim yến làm tổ mất bốn tháng, những lần tiếp theo tốn ít thời gian hơn. Tổ làm xong cũng là lúc chim yến bắt đầu quá trình sinh nở. Xây tổ là một quá trình khó khăn và công phu. Cộng với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong tổ yến đã tạo nên giá trị to lớn cho loại sản vật này.
Với hơn 4000 năm lịch sử, người Á Đông đã biết tận dụng sự đa dạng của sản vật để bồi dưỡng cơ thể và đẩy lùi nhiều loại bệnh tật. Tổ yến đã cùng với nhân loại trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử.
Chứng kiến biết bao nhiêu cuộc phát kiến địa lý, binh biến, và cả sự hưng suy của nhiều triều đại. Cho đến ngày nay, nhờ sự phát hiện của khoa học, người ta càng vững tin hơn về dược tính của loài thực phẩm quý hiếm này.
Có một lễ hội mang tên Lễ hội Cung Tử được tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch tại Quảng Đông. Theo truyền thuyết kể rằng có một vị vua mang mệnh là một trong Ngũ Đế dạy con người cách trồng trọt, chăn nuôi, y thuật, lễ nghi. Thì sau khi truyền dạy xong, vị này hóa thành một con chim yến màu vàng bay lên trời nhằm đúng vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch.
Yến sào từ lâu đã là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam,… Yến sào ở nước ta còn được xếp vào hàng Bát Trân – những món ăn tuyệt phẩm, quý hiếm và cầu kỳ chỉ dành cho giới quý tộc cung đình. Vậy, Yến sào là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe hay chỉ là món ăn thượng hạng trong truyền thuyết. Cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng dưới đây:
Trong yến sào có trên 15 axit amin. Như bạn thấy trong hình Yến sào HiNest có tới 18 axit amin, cụ thể gồm:
8 axit amin thiết yếu (essential amino acids = EAA). đấy là: Isoleucin, Leucin, Lysin, Methionin, Phenyalalanin, Threonin, Tryptophan và Valin. Những axit amin thiết yếu này (EAA) cơ thể không tự tổng hợp được, cho nên mình phải bổ sung các axit amin này từ dinh dưỡng vào cho cơ thể, nếu không có thể mình sẽ chết.
9 axit amin là Alanin, Asparagin, Cystine, Tyrosin, Glycin, Prolin, Serin, Glutamic Acid, và Aspartic Acid là 10 axit amin không thiết yếu (non-esssential amino acids = N-EAA), có nghĩa là cơ thể bình thường sẽ tự tổng hợp được ra các amin N-EAA này.
Axit amin Histidin là Amin semi-essential, có nghĩa là cơ thể tổng hợp được, nhưng trong vài tình huống và giai đoạn thì nó sẽ trở thành thiết yếu và cần được bổ sung. Ví dụ, đối với em bé mới sinh thì Histidin và Arginin (và cả Cystein, Tyrosin) đều là thiết yếu trong những ngày tháng đầu của em bé và trẻ em nhỏ.
Để duy trì các hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là giúp cơ bắp chắc khỏe thì mình cần nạp đầy đủ cả 8 amin thiết yếu EAA, các axit amin N-EAA và Semi-EAA vào cơ thể.
Tuy nhiên, nếu cơ thể ăn tất cả các thể loại chất Protein và ăn thật nhiều vào để đảm bảo đủ axit amin trong cơ thể, mình sẽ bị dư thừa protein, đồng nghĩa là dư thừa calo, thêm nữa là dư thừa các loại protein chứa nhiều purin thì cũng sẽ tăng áp lực cho thận.
Những người yếu thận hoặc những người có di truyền là thận kém thì không nên làm như thế, mà nên chọn cách thông minh hơn là mình chỉ ăn vừa phải chất đạm thôi và bổ sung đúng tỷ lệ của các amin thiết yếu bằng cách sử dụng yến sào.
Trong yến sào, hàm lượng protein chiếm từ 40% – 60%, protein chiếm tới 57,7%, rất là cao.
Chất đạm trong yến sào rất cần thiết cho cơ thể, tạo ra men tiêu hóa cho cơ thể mình để tiêu hóa thức ăn vào, duy trì sự sống, tạo nên những kháng thể, bảo vệ cơ thể chống lại những bệnh tật, những nhiễm trùng.
Ngoài ra, yến sào còn chứa hơn 31 vitamin, nguyên tố đa vi lượng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Vitamin A, D, E… hay sắt, canxi, kẽm và crom. có vai trò đặc biệt trong việc hình thành các hormon sinh trưởng, giúp cơ thể phát triển hài hòa và khỏe mạnh.