Tổ yến từ màu trắng chuyển sang màu vàng là do đâu?

Tổ yến mua về cần bảo quản kín, tránh ánh nắng và không khí. Tuy vậy, vẫn có trường hợp tổ yến bị đổi màu. Điển hình nhất tổ yến trắng có xuất hiện đốm vàng nhạt, vàng sậm hay thâm chí là chuyển thành màu cam. Vậy tổ yến bị đổi màu vàng là do đâu ?

Tổ yến từ màu trắng chuyển sang màu vàng là do đâu? 1
Tổ yến thô nguyên chất có màu trắng đục

1. Tìm hiểu nguyên nhân tổ yến bị đổi màu

Thông thường, bạch yến sẽ có màu trắng ngà đến hơi vàng. Tuy nhiên, nếu tổ yến bạn mua về một thời gian thì đột nhiên xuất hiện các đốm vàng nhạt, vàng sậm hoặc màu cam thì nguy cơ bạn đã mua phải yến sào có pha tạp chất. Những tạp chất này có thể là tinh bột, đường, hay lòng trắng trứng,…

Chúng được độn vào để làm tăng thêm trọng lượng của tổ yến. Sau một thời gian những tạp chất này bị oxi hóa, khiến tổ yến chuyển màu.

Tổ yến kém chất lượng để càng lâu sẽ càng bị oxy hóa trầm trọng. Màu tổ yến càng đậm hơn, bắt đầu từ vàng nhạt cho đến cam đậm. Thậm chí, nếu bị oxy hóa quá nặng, các sợi yến sẽ bị tơi ra, không còn liên kết chặt chẽ như ban đầu.

Yến sào bạn mua về một thời gian sau bị đổi màu kèm thêm một số biểu hiện sau, có thể khẳng định chắc chắn 99% rằng yến sào đó là giả hoặc bị pha thêm tạp chất.

Mùi của tổ yến hắc nồng và khó chịu: Là do lòng trắng trứng, tinh bột, tinh đường thường được sử dụng để độn thêm vào yến sào. Mục đích của việc này là nhằm tăng thêm trọng lượng tổ yến. Khi các chất trộn thêm này bị oxy hóa, chúng sẽ tạo ra mùi tanh rất khó chịu.

2. Khi ngâm nước, tổ yến đổi màu

Tổ yến tan một phần hoặc tan hoàn toàn khi đem đi chưng.

Sợi tổ yến mềm và dẻo. Khi bóp vào thấy sợi không giòn, mà hơi ẩm.

3. Hướng dẫn cách bảo quản tổ yến

Để bảo quản yến sào thô nguyên tổ, bạn nên cất giữ tại nơi khô ráo. Không nên để chỗ quá kín, có hơi ẩm sẽ làm hỏng tổ yến. Cũng không nên đặt nơi có ánh sáng chiếu vào vì ánh nắng có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến.

Việc bảo quản yến sào thô được đánh giá là đơn giản nhất so với các loại tổ yến khác.

3.1 Bảo quản tổ yến sào sau khi làm sạch:

Tổ yến sào sau khi được làm sạch nên để ráo nước; sau đó cho vào các hộp có nắp đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bạn có thể sử dụng trong vòng tối đa là 1 tuần.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn 1 tuần, sau khi làm sạch và để ráo nước, bạn gói tổ yến sào vào giấy foil và để trong ngăn đông tủ lạnh.

3.2 Mẹo bảo quản tổ yến sào làm sạch trong nhiều tháng:

Nếu muốn bảo quản tổ yến làm sạch trong thời gian lâu hơn, bạn cần làm khô tổ yến. Có thể dùng phương pháp sấy ở nhiệt độ vừa phải. Lưu ý tuyệt đối không phơi trực tiếp tổ yến dưới ánh nắng mặt trời hoặc làm khô tổ yến bằng lò nướng, lò viba với nhiệt độ cao vì sẽ làm mất dinh dưỡng của tổ yến.

Sau khi sấy thật khô, bạn cho tổ yến sào vào túi nilong sạch, hút chân không rồi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần. Phương pháp này sẽ giúp yến sào sử dụng được trong thời gian dài hơn, tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn không nên để quá lâu nhé.

Tổ yến từ màu trắng chuyển sang màu vàng là do đâu? 2
Bảo quản kín tổ yến

3. Lưu ý khi bảo quản tổ yến sào

– Khi tổ yến sào bị ẩm sẽ mềm đi và dễ bị bụi bẩn bám vào. Để khắc phục, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng sạch, có lông mềm để chải nhẹ nhàng, làm sạch, sấy khô và bảo quản theo các bước trên.

– Tuyệt đối không dùng khi yến sào chuyển sang màu đen. Vì tổ yến đó đã bị vi khuẩn ăn mòn, rất có hại cho sức khỏe.