Tổ yến bị đổi sang màu vàng là do đâu?

Tổ yến bị đổi màu là tình trạng sản phẩm tổ yến quý khách mua về bảo quản ở điều kiện tránh ánh nắng trực tiếp và không tiếp xúc với không khí tuy nhiên tổ yến bị đối sang màu khác. Điển hình nhất là tổ yến có màu trắng có đốm vàng nhạt, vàng sậm, hoặc thậm chí là đổi sang màu cam!

Tổ yến bị đổi sang màu vàng là do đâu? 1

1. Màu sắc đặc trưng của tổ yến

1.1 Hồng yến

Từ cam nhạt đến cam đậm, màu sắc tự nhiên. Hồng yến đảo có màu cam tự nhiên, màu sắc từ nhạt ở giữa và đậm dần về rìa của miếng yến. Trong khi hồng yến nhân tạo có màu cam nhạt, màu nhẹ và đều màu hơn so với hồng yến đảo.

1.2 Huyết yến
  • Từ màu đỏ nhạt đến màu đỏ đậm, khi ngâm trong nước, nước ngâm yến không đổi màu, không bị mất màu khi chưng nấu.
  • Huyết yến có màu rất tự nhiên, vân yến nổi rõ, có bề mặt sần sùi do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở đảo của các tổ yến. Với yến thô nguyên tổ nào có tổ càng sần sùi, màu sắc càng đậm thì tổ yến càng già.
  • Khi ngâm huyết yến với nước sạch, nước ngâm không bị loang màu, cũng như miếng huyết yến vẫn giữ nguyên được màu sắc kể cả khi chưng nấu thành phẩm.
1.3 Bạch yến đảo (yến trắng)
  • Bạch yến đảo có dạng nhỏ, cụm tròn, phần tổ yến rất cứng, chắc chắn và không bằng phẳng.
  • Do thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên yến thô nguyên tổ có bề mặt sần sùi, tổ càng sần sùi có màu sắc càng vàng đậm thì đây là yến thô nguyên tổ càng già.
  • Yến thô nguyên tổ ở đảo có mùi tanh nồng nhẹ.
1.4 Bạch yến nuôi (yến trắng nuôi)
  • Các yến thô nguyên tổ nhân tạo thường khá to và bằng phẳng.
  • Khi được ngâm mềm, các sợi yến thô nguyên tổ sẽ nở và rời ra chứ không hề tan đi.
Tổ yến bị đổi sang màu vàng là do đâu? 2
Tổ yến huyết có màu đỏ hoặc đỏ cam tự nhiên

2. Yến đổi màu là do đâu?

Thông thường, bạch yến sẽ có màu trắng ngà đến hơi vàng. Tuy nhiên, nếu tổ yến bạn mua về một thời gian thì đột nhiên xuất hiện các đốm vàng nhạt, vàng sậm hoặc màu cam thì nguy cơ bạn đã mua phải yến sào có pha tạp chất. Những tạp chất này có thể là tinh bột, đường, hay lòng trắng trứng,…

Chúng được độn vào để làm tăng thêm trọng lượng của tổ yến. Sau một thời gian những tạp chất này bị oxi hóa, khiến tổ yến chuyển màu.

Tổ yến kém chất lượng để càng lâu sẽ càng bị oxy hóa trầm trọng:;màu tổ yến càng đậm hơn, bắt đầu từ vàng nhạt cho đến cam đậm. Thậm chí, nếu bị oxy hóa quá nặng, các sợi yến sẽ bị tơi ra, không còn liên kết chặt chẽ như ban đầu.

Liệu những tổ yến bị đổi màu này có đảm bảo chất lượng hay không ? Câu trả lời tất nhiên là không. Thực tế là yến sào bị “độn” để tăng trọng đã không còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, huống chi khi chúng đã bị oxi hóa thì còn có thể gây hại.

3. Tổ yến đổi màu – Nguy cơ cao tổ yến kém chất lượng

Tổ yến bị đổi sang màu vàng là do đâu? 3
Tổ yến tự nhiên, sau khi đã thu hoạch không bị đổi màu

Yến sào bạn mua về một thời gian sau bị đổi màu kèm thêm một số biểu hiện sau, có thể khẳng định chắc chắn 99% rằng yến sào đó là giả hoặc bị pha thêm tạp chất.

  • Mùi của tổ yến hắc nồng và khó chịu, do lòng trắng trứng, tinh bột, tinh đường thường được sử dụng để độn thêm vào yến sào.
  • Mục đích của việc này là nhằm tăng thêm trọng lượng tổ yến. Khi các chất trộn thêm này bị oxy hóa, chúng sẽ tạo ra mùi tanh rất khó chịu.
  • Khi ngâm nước, tổ yến đổi màu.
  • Tổ yến tan một phần hoặc tan hoàn toàn khi đem đi chưng.
  • Sợi tổ yến mềm và dẻo. Khi bóp vào thấy sợi không giòn, mà hơi ẩm.

Trên đây là những thông tin Sâm Yến Linh Chi đã chia sẻ về nguyên nhân tổ yến bị đổi màu, cũng như cách nhận biết tổ yến kém chất lượng.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp qúy khách chọn lựa được tổ yến chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng nhé !