Tìm hiểu những tác động của nhân sâm đối với hệ thần kinh

Từ kinh nghiệm sử dụng nhân sâm trong Đông Y từ ngàn năm qua cùng với những nghiên cứu thực tế đã cho thấy nhân sâm có những khả năng tác động lên hệ thần kinh con người, bài viết dưới đây Sâm Yến Linh Chi sẽ giúp quý khách tìm hiểu kỹ hơn về những tác động của nhân sâm đối với hệ thần kinh nhé !

Tìm hiểu những tác động của nhân sâm đối với hệ thần kinh 1

1. Đặc tính cơ bản của nhân sâm

1.1 Theo cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh”, nhân sâm có vị ngọt và hơi lạnh

Đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng. Đặc tính của y học cổ truyền nghiên cứu về bản chất của âm và dương (lạnh, mát, ấm và nóng) và vị của nó (ngọt, cay, mặn, chua, và đắng).

Mỗi vị có thể được chia theo bản chất và đặc tính. Ví dụ, vị ngọt có thể làm gia tăng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực. Đồng thời Đông Y cũng phối hợp các vị thuốc với nhau trong 1 thang thuốc theo nguyên tắc “Quân – Thần – Tá – Sứ” để hỗ trợ và khắc phục nhược điểm của nhau.

1.2 Đặc tính mà nhân sâm có được là nhờ vào môi trường mà nó mọc

Vậy nên, nhân sâm ở các khu vực khác nhau cũng lại có những tác dụng khác nhau.Nhân sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 – 1.100m. Vì mang sinh khí của núi trời nên có thể làm cho cơ thể con người kiện tráng như núi cao vững chãi.

Theo y học hiện đại, nhân sâm cũng là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người nhờ các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như: Chất Germanium, Glycoside Panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin.

Đặc biệt, nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa.

2. Nhân sâm tác động như thế nào đối với hệ thần kinh ?

Tìm hiểu những tác động của nhân sâm đối với hệ thần kinh 2
Nhân sâm giúp tăng khả năng vận động của hệ thần kinh

Từ kinh nghiệm sử dụng ngàn năm qua cùng với những nghiên cứu thực tế đã cho thấy được nhân sâm có những khả năng tác động lên hệ thần kinh con người.

Những tác động của nhân sâm tự nhiên đối với hệ thần kinh:
  • Giảm thiểu những mệt mỏi.
  • Tăng khả năng vận động của hệ thần kinh.
  • Kích thích hưng phấn.
  • Dễ dẫn người dùng tới trạng thái trấn tĩnh thái quá và gây ra tình trạng mất ngủ.
Cụ thể nhân sâm giúp:

Những hoạt động thể lực, nhân sâm tự nhiên giúp giảm thiểu sự mệt mỏi. Tuy nhiên cần chú ý tới liều lượng sử dụng phù hợp để tránh gây hiện tượng quá trấn tĩnh dẫn đến tình trạng mất ngủ. Hơn nữa cần phải sử dụng đúng thời điểm, tránh dùng vào buổi tối.

Từ những kết quả nghiên cứu chúng ta cũng có thể nhận thấy được, nhân sâm giúp thể lực nhanh chóng phục hồi sau những vận động mạnh.

Đặc biệt, những vận động viên sau khi thi đấu hoặc luyện tập, những người thường xuyên chơi thể thao thì sử dụng nhân sâm ở dạng nước là phương pháp giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng nhất để lấy lại cân bằng cho cả tinh thần lẫn thể lực.

3. Nhân sâm dưới góc nhìn của Đông và Tây y

Tìm hiểu những tác động của nhân sâm đối với hệ thần kinh 3
Nhân sâm mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Xét về góc độ chuyên môn thì cả Đông y và Tây y đều thừa nhận khả năng giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể lực của nhân sâm đối với sức khỏe con người, đồng thời hỗ trợ rất nhiều đối với những trường hợp người bệnh đang trong quá trình điều trị…

Thời xa xưa, theo sử sách của Đông y ghi chép lại về việc kiểm chứng khi cùng cho 2 người thi chạy trên một đoạn đường dài nhưng chỉ có 1 người được dùng nhân sâm.

Kết quả cho thấy, người được dùng nhân sâm tự nhiên, sau khi chạy quảng đường dài có hơi thở đều bình thường hơn người còn lại.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những tác động của nhân sâm đối với hệ thần kinh con người trong quá trình sử dụng.

Qua đây chúng ta cũng cần nhận biết rằng chỉ khi sử dụng đúng cách, đúng phương pháp và đúng thời điểm thì mới nhận được những tác động tích cực khi sử dụng nhân sâm, để tránh được việc gặp phải những tác dụng ngược lại với mong muốn trong quá trình sử dụng.