46 lượt xem
Nhân sâm là một trong tứ đại kỳ dược của nam y, công dụng của nó với sức khỏe con người. Nhân sâm có công năng rất lớn giúp bổ tì, bổ khí cho cơ thể mệt mỏi, mới ốm dậy, hoa mắt, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ. Ngoài ra, nhân sâm còn hỗ trợ điều trị các trường hợp mắc bệnh sinh lí, vô sinh, xuất tinh sớm, ngoài ra, nhân sâm khô còn có công năng tăng cường cơ bắp. Cũng chính vì lý do đó, nhiều người luôn nghĩ nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên thường hãm nhân sâm dùng thay nước uống quanh năm. Việc lạm dụng nhân sâm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Hãy cũng samyenlinhchi tìm hiểu tất tần tật nhưng tác dụng phụ khi dùng nhân sâm, để tìm ra phương pháp sử dụng nhân sâm tốt chất cho sức khỏe các bạn và người thân.
1.1. Khái niệm cây nhân sâm
Nhân sâm là loại thuốc quý của y học cổ truyền, có tên khoa học là Panax Ginseng. Hàng ngàn năm trước, đây được xem là một trong bốn loại thuốc quý của Đông y. Người xưa còn ví sâm giống như thứ “vàng mười” đối với sức khỏe, vì sự quý hiếm đó nhân sâm chỉ sử dụng trong cung đình, dành cho tầng lớp vua chúa, quý tộc.
Công dụng của nhân sâm được các nhà khoa học cả trong và ngoài nước dày công nghiên cứu. Theo đó, loại dược liệu này có các công dụng như:
Tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe người sử dụng.
Tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm.
Bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ lão hóa.
Cải thiện trí nhớ cho người dùng…
1.2. Có mấy loại nhân sâm?
– Bạch sâm: Đây là loại sâm tươi đã được rửa sạch và phơi khô.
– Hồng sâm: Đây là loại sâm đã được bỏ rễ, phần râu sau đó sấy khô.
– Đại lực sâm: Loại sâm này đã được chần qua nước sôi.
– Cáp bì sâm: Đây là sâm được ngâm với nước sôi, sau đó ngâm lại với nước đường loãng.
– Đường sâm: Là loại sâm được ngâm trong nước đường đậm đặc.
– Nhân sâm tu: Chính là phần rễ của sâm.
Theo các các tài liệu sách cổ của đông y, khi sử dụng nhân sâm thường xuyên sẽ mang lại những tác dụng sau:
– Phòng chống và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư: nhờ thành phần ginsenosides Rh2 và Rg3 trong nhân sâm, giúp làm giảm sự ức chế và lây lan thêm các tế bào ung thư.
– Chống lão hóa và tăng cường thể lực: sử dụng nhân sâm giúp cơ thể nhanh phục hồi, tăng sức đề kháng, tiêu diệt các tế bào gây nên sự lão hóa của cơ thể.
– Hiệu quả đối với bệnh tiểu đường: nhân sâm giúp loại bỏ các nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường như alloxan, streptozotocin. Do đó, khi sử dụng nhân sâm đúng phương pháp, bệnh tiểu đường sẽ được giảm đi đáng kể.
– Điều hòa huyết áp: nhân sâm hỗ trợ điều hòa cholesterol, triglycerid, ngăn chặn xơ vữa động mạch, điều hòa khí huyết cho cả người bị bệnh cao huyết áp và huyết áp thấp.
– Kích thích hoạt động não bộ: Hồng sâm giúp kích thích sự hoạt động của não bộ. Nhân sâm giúp cung cấp canxi, kích thích sự hoạt động của não bộ, phát triển trí nhớ.
– Tăng cường tuần hoàn máu: nhân sâm giúp ngăn chặn sự tập kết tiểu cầu, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm các bệnh về tim mạch.
– Đối với bệnh gan: nhân sâm giúp hạn chế các độc tính của rượu, bia gây ra. Những người thường xuyên uống rượu, trước khi uống có thể ngậm một chút hồng sâm, sẽ rất tốt cho sức khỏe của gan.
3.1. Đau đầu, buồn nôn
Khi sử dụng sâm quá liều, các tác dụng không mong muốn có thể tìm đến và làm phiền bệnh nhân. Cụ thể, tác dụng phụ khi dùng sâm đó như: mất ngủ, có triệu chứng buồn nôn, thường xuyên đau đầu, rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ này không quá nghiêm trọng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dùng. Vì thế, người dùng cần cẩn trọng khi sử dụng, tránh tác dụng phụ của sâm.
3.2. Vấn đề về tim mạch
Một số Saponin trong nhân sâm làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp của người dùng. Đặc biệt, những dược chất này còn có thể làm bệnh tim thêm trầm trọng ở những người có bệnh lý về tim. Do vậy, người có tiền sử cao huyết áp và các bệnh lý về tim không nên sử dụng loại sâm này, nếu có sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
3.3. Nhân sâm làm tăng nguy cơ sảy thai
Tuy là dược liệu quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng, thế nhưng đây lại là thảo dược không an toàn cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ. Thậm chí, phụ nữ mang thai nếu sử dụng sâm có thể khiến sảy thai hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ đang cho con bú nếu dùng sâm có thể khiến em bé bị ngộ độc. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng sâm, tránh tác dụng phụ không mong muốn.
3.4. Tác hại khi dùng nhân sâm là hạ đường huyết, viêm mạch máu
Khi dùng sâm quá liều có thể khiến đường huyết giảm, khiến cơ thể mệt mỏi. Ở bệnh nhân tiểu đường trong quá trình điều trị nếu dùng sâm quá liều có thể khiến đường trong máu giảm, gây tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, việc sử dụng nhân sâm liều cao có thể gây viêm mạch máu não. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, đau nhức đầu ở người dùng…
3.5. Các tác dụng phụ khác của nhân sâm
Ngoài các tác dụng phụ trên, loại dược liệu này còn đem lại tác dụng không mong muốn như:
– Ức chế quá trình đông máu: Dược chất có trong sâm có tính chất tương tự như chất làm loãng máu. Từ đó khiến máu khó đông, cơ thể khó có thể cầm máu khi đứt chân, tay. Điều này gây khó khăn rất lớn cho những bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Do đó, những bệnh nhân gặp vấn đề về máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sâm.
– Nhân sâm gây dị ứng: Triệu chứng dị ứng nhân sâm thường gặp là phát ban, ngứa ngáy, khó thở. Thậm chí, nếu dị ứng nặng có thể gây tử vong.
Sâm là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, thế nhưng để tránh tác dụng phụ người dùng cần lưu ý khi dùng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để việc sử dụng đạt hiệu quả như mong muốn.
4.1. Những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu
Nhân sâm giúp bồi bổ toàn diện, bổ máu, tăng sức đề kháng và hoàn lực cho cơ thể một cách nhanh chóng.
4.2. Những người hay bị stress
Ginsenosides tìm thấy trong Nhân Sâm có thể làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng và khắc phục tình trạng tính khí thất thường. Vì vậy mà Nhân Sâm là loại thảo mộc tuyệt vời trong việc chống stress.
4.3. Người muốn ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Thành phần Saponin trong Sâm khô tăng cao hơn sau quá trinh sấy, có khả năng loại bỏ các chất alloxan hoặc chất streptozotocin là nguyên nhân gây tăng đường huyết, do đó dùng nhân sâm thường xuyên, đúng liều lượng sẽ giúp hạ đường huyết, giảm bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
4.4. Người lao động trí óc, làm việc căng thẳng cần tập trung trí tuệ
Dùng nhân sâm thường xuyên sẽ được bổ sung lượng canxi và kích thích trí não hoạt động dẫn đến tăng cường phát triển trí nhớ.
4.5. Bệnh nhân đang điều trị ung thư
Nhiều kết quả cho thấy nhân sâm không chỉ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư mà trong một số trường hợp nó có thể ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ của người bệnh.
4.6. Nam giới có vấn đề về tình dục
Nhân sâm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự cương dương và làm gia tăng số lượng cũng như chất lượng tinh trùng. Nam giới có thể sử dụng nhân sâm để điều trị chứng rối loạn chức năng cương dương, nâng cao đời sống tình dục.
4.7. Những người hay hút thuốc lá và uống rượu bia
Các thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có chức năng đào thải độc tố giúp đào thải những mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Với tác dụng chống viêm, tác dụng tuần hoàn máu giúp tránh được các bệnh do bia rượu gây ra cho các bệnh liên quan về gan, phổi…
4.8. Phụ nữ muốn cải thiện làn da
Các thành phần saponin có trong nhân sâm thúc đẩy quá trình tái tạo máu, tăng cường oxi giúp mạch máu lưu thông nên luôn làm da căng hồng tươi sáng. Giúp làm mờ vết thâm nám, hạn chế tàn nhang, chống lão hóa cho da.
4.9. Người muốn phòng bệnh tim mạch
Nhân sâm có tác dụng làm huyết áp cao trở nên bình thường và ngược lại. Nhân Sâm giúp máu lưu thông tốt và ngăn ngừa sự kết dính tiểu cầu, nguyên nhân của bệnh tim mạch và bệnh xơ vữa động mạch. Lưu ý: nên nghe tư vẫn của bác sĩ, sử dụng nhân sâm với liều lượng hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
5.1. Người khoẻ mạnh không nên dùng sâm
Người xưa thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố, như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.
Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.
5.2. Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng nhân sâm
Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine… Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.
5.3. Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm
Theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp “đại bổ”.
Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm… có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn… Chúng ta không thể nhận biết được ít nhiều, nên tốt nhất không nên tự ý sử dụng nhân sâm cho phụ nữ mang thai
5.3. Không dùng sâm bừa bãi đối với trẻ em
Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol… có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.
Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v…
Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Không nên sử dụng nhân sâm tùy tiện ở trẻ em.
***Cách giải độc nhân sâm
Đối với các phản ứng nhiễm độc nhân sâm, trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục. Trường hợp nặng phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Trường hợp ngộ độc nhẹ, có thể dùng củ cải hoặc hạt củ cải giã nát sắc uống, cũng mang lại hiệu quả nhất định.