49 lượt xem
Nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm được người xưa phát hiện và sử dụng từ ngàn năm trước. Nhân sâm được xem là vua của các loại thảo dược, có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hữu ích và nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Cũng khám phá các công dụng của nhân sâm trong bài viết sau đây nhé.
Cần hiểu rằng, cả phương diện Tây y và Đông y, nhân sâm không phải là loại thuốc “thần kỳ” chữa bá bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng sâm đúng, sâm có chất lượng sẽ tốt cho sức khỏe, nhất là những người có tuổi, thể trạng suy yếu, người có bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài…
Nhân sâm có tác dụng bồi bổ, tăng sức bền, giảm mệt mỏi, hưng phấn thần kinh, chống stress, làm chậm quá trình lão hóa, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá mức…
Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh, cao nhân sâm còn có tác động kích thích sự miễn dịch tế bào, làm giảm tần số mắc bệnh cúm, cảm lạnh. Còn ginsenosid – Rh2 trong hồng sâm ức chế sự phát triển tế bào u hắc sắc tố…
Điều quan trọng là người tiêu dùng cần lưu ý đến chất lượng sâm và các chế phẩm (chất lượng tinh chất nhân sâm tùy thuộc vào vùng đất trồng, công nghệ chiết xuất, quy trình sản xuất…).
Thận trọng khi mua và sử dụng các sản phẩm nhân sâm, cần chọn những loại có nguồn gốc rõ ràng từ các nhà sản xuất có uy tín. Nhà quản lý cũng cần quan tâm đến vấn đề chất lượng nhân sâm, chỉ nên cho lưu hành những loại có chất lượng thật sự.
Nhân sâm là thảo dược quý hiếm khó trồng, có các tác dụng dược lý như: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…
Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang hoặc sấy ở nhiệt độ 60 đến 80 (khoảng 40 phút đến 1 giờ) rồi cho vào lọ để bảo quản.
Sau đó thường kỳ 15 hay 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ẩm (lắc kêu không ròn) phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm (có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm).
Cách bảo quản này có nhược điểm là khi quên kiểm tra, quên thay chất hút ẩm thì sâm sẽ bị mốc mọt.
Mật ong vừa là chất bảo quản chống mốc, mọt vừa giữ cho nhân sâm không bị biến chất do độ ẩm của không khí, lại vừa là thuốc bổ. Người bệnh tiểu đường cũng dùng được mật ong với liều không quá 10 gam mật ong/lần.
Chú ý: Nhân sâm trong hộp sắt hàn kín cũng có hộp không kín (tuy tỷ lệ rất ít) nhân sâm ở hộp này cũng bị mốc. Vì vậy mua về nên bảo quản ngay theo phương pháp dùng mật ong nêu trên.