188 lượt xem
Súp yến không chỉ mang đến sự ngon miệng mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe. Cùng học cách nấu súp yến đơn giản ngay tại nhà nhé !
Súp yến có tác dụng: dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn, được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh…
Súp yến thật đúng là tốt cho sức khỏe nhưng có một số người tuổi cao, thấy sức yếu, muốn “bổ” mau đã mua và sử dụng liên tục mấy ngày liền.
Hậu quả là cơ thể không thể tiêu hóa nổi, khó chịu, bụng đầy chướng và mất mấy ngày liền không thể ăn cơm. Đó là do lượng đạm khá cao trong yến.
Đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em, có thể thỉnh thoảng dùng súp yến như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Tuy vậy, không ăn một lúc nhiều hơn 100gram yến và cũng không nên ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác.
Gần đây, nhà khoa học Kong Yun Cheng của Trường ĐH Hồng Kông đã phân tích thành phần hóa học của một tô súp yến. Kết quả cho biết mặc dù có một số chất glyco-protein hòa tan trong nước, có khả năng tăng cường quá trình phân chia tế bào trong hệ miễn dịch nhưng đã bị phá hủy trong quá trình làm sạch. Do đó, xúp yến thực tế có giá trị dinh dưỡng thấp.
Để nấu súp yến, trước hết phải trải qua quá trình sơ chế tỉ mỉ và kỳ công. Tổ yến được ngâm trong nước chừng 1 đến 2 tiếng cho đến khi nở ra, để ráo nước rồi dùng nhíp nhổ phần lông yến còn sót lại.
Dù là để làm thuốc hoặc làm món ăn, đều phải lưu ý ngâm tổ yến khoảng hai giờ vào một lượng nước ấm gấp mười lần thể tích của nó cho các sợi nở tơi ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim.
Tiếp đó, trộn đều sợi yến với dầu đậu phộng để tách những lông tơ còn sót lại, dùng nước ấm rửa nhiều lần cho sạch dầu. Khi đã làm thật sạch, yến sào mới được dùng làm thuốc hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng.
Tiếp theo, bạn ngâm nấm đông cô, nấm mèo trắng, xắt thành sợi nhỏ rồi xào chung với một chút dầu mè, hạt nêm cho món ăn thêm phần đậm đà.
Đối với nước dùng, bạn hầm củ quả tươi để có được vị ngọt thanh tự nhiên, đun sôi, cho thêm chút bột năng rồi mới cho dãi yến vào quấy đều. Khi nồi súp sôi lăn tăn, là đã có thể thưởng thức.
Món súp yến muốn ngon phải ăn khi còn nóng, thưởng thức một cách chậm rãi để có thể cảm nhận được hương vị tinh túy nhất.
Ngọt thanh lại thêm chút giòn giòn của nấm, tỏa ra hương thơm nồng cuốn hút, vừa ngon miệng lại vừa bổ dưỡng, khiến ai cũng phải gật gù mà tấm tắc khen ngon.
Thưởng thức món ngon này trong một không gian sang trọng lại càng trở nên thích thú hơn bao giờ hết. Tại Tp.HCM, bạn có thể ghé đến các cửa hàng yến sào. Đến với nơi đây, ngoài món súp yến, bạn còn được khám phá đủ món ngon, khó có thể chối từ.
Với thành phần chính là tổ yến, bạn cần phải lưu ý trong cách chọn lựa để mang đến một món ăn chất lượng. Theo đó, chọn những tổ yến già, sợi yến nổi rõ, sạch, ít tạp chất và vẫn còn lông bám trên bề mặt. Khi thưởng thức , tổ yến chuẩn thường dai sợi, hơi tanh, mang lại hương vị tươi ngon hơn.
Những người mà sức khỏe rơi vào các tình trạng sau đây thầy thuốc khuyên không nên dùng yến sào:
Cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, ho nhiều đàm loãng và trong.
Đang viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu…, nói chung là bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt, thực nhiệt.
Gầy yếu nhưng chức năng hoạt động của tì vị còn quá yếu, không thể hấp thu các thực phẩm (hoặc dược liệu) có quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm (đông y gọi là hư bất thụ bổ).
Dương khí suy yếu với các triệu chứng: người lạnh, sợ lạnh, tiêu lỏng, tiểu nhiều lần, nước tiểu trong.
Thêm một lưu ý nữa là những người bị đái tháo đường, nếu muốn ăn yến sào thì chỉ nên ăn cháo yến chứ không nên ăn chè yến.