93 lượt xem
Tiểu đường là bệnh rối loạn lượng đường trong máu. Do người bệnh không kiểm soát được lượng đường trong máu vì thiếu insulin hoặc cơ thể không tự tổng hợp được insulin
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng.
Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Các bạn trẻ đừng nghĩ đây là bệnh của người già vì độ tuổi mắc bệnh không còn là 30 – 69, ngay cả những người trẻ từ 12 – 20 cũng mắc phải tiểu đường.
Tóm lại, tiểu đường là căn bệnh phát sinh khi cơ thể dư thường đường và thiếu insulin trầm trọng.
Nguyên tắc chung và duy nhất khi điều trị bệnh tiểu đường là bổ sung lượng insulin cần thiết cho cơ thể và hạn chế đưa đường vào.
“Insulin là hormone được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy, có nhiệm vụ vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào.
Các tế bào trong cơ thể cần glucose để tạo ra năng lượng, tuy nhiên glucose không thể trực tiếp đi vào bên trong tế bào. Insulin sẽ gắn kết với thụ thể trên màng tế bào tạo ra các kênh vận chuyển, glucose đi vào bên trong tế bào qua các kênh này. Insulin được ví như “chiếc chìa khóa”, mở ra các cánh cửa trên tế bào, giúp cho glucose đi vào bên trong tế bào.”
“đề kháng insulin liên quan đến trạng thái trong đó nồng độ bình thường của insulin không đủ để chuyển hóa lượng đường tương ứng. Sau đó, cơ thể bắt đầu kháng với mức độ insulin bình thường hoặc thậm chí cao, dẫn đến tăng đường huyết và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không chữa trị”.
Trong bài nghiên cứu tiêu đề:”Edible Bird’s Nest Prevents High Fat Diet-Induced Insulin Resistance in Rats”, Được công bố năm 2015 đã đưa ra kết luận và trực tiếp đề xuất: Yến Sào có thể được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp chống lại hiện tượng “đề kháng Insulin”.
Nếu xét về thành phần của tổ yến thì không hề có thành phần đường ở trong đó vì tổ yến được làm từ 100% nước dãi của con chim yến. Nên người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng mà không phải lo ngại đến vấn đề lượng đường huyết trong máu tăng.
Chỉ có một lưu ý là bạn nên thay đổi cách chế biến tổ yến sao cho phù hợp người bị bệnh tiểu đường. Bạn có thể trưng cất mà không cho đường phèn vào cùng tổ yến, thay vào đó và 3 quả táo tàu khô vừa có vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hoặc bạn cũng có thể chế biến tổ yến thành những món mặn để dùng yến sào cho người bị bệnh tiểu đường như: Gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt cho người bị mắc chứng bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến tổ yến sào trưng nhưng sử dụng đường dành riêng cho người bị tiểu đường nhé. Loại đường này bạn có thể tìm mua dễ dàng trong siêu thị hay hiệu thuốc gần nhà.
Nếu bạn là người không có thời gian thì bạn có thể chọn mua yến hủ tươi dành cho người tiểu đường của Yến Tứ Quý hương vị vừa ngon mà không sợ có thành phần đường trong sản phẩm.
Người tiểu đường sử dụng tổ yến thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, da dẻ hồng hào mà còn có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm lượng đường huyết trong máu rất tốt.
Leucine (4.56%): Tương đối QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU, nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemica”, hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại axít amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.
Isoleucine (2,04%): Loại axít này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó giúp ĐIỀU TIẾT LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu
Đường fructose (0,7%): Có thể tự vào các tế bào để tạo ra năng lượng mà không cần insulin như glucose.
Như vậy Yến sào giúp người tiểu đường ổn định lượng đường huyết, đồng thời bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Tổ yến là loại thực phẩm rất dễ chế biến và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau. Không chỉ bằng cách chưng cách thủy, còn các cách khác như: Chưng với hạt táo tàu để có vị ngọt tự nhiên, nấu súp hoặc cháo tổ Yến hay các món hầm.
Tổ Yến còn kết hợp được với các thực phẩm khác để cho ra các món ăn rất ngon, bổ dưỡng mà phù hợp với người bệnh tiểu đường như: các loại rau củ, chất xơ, trứng, thịt…
Món ăn phổ biến nhất dùng để chế biến tổ yến sào là yến sào chưng. Tuy đây là cách giữ lại nhiều nhất dưỡng chất có trong tổ yến nhưng lại không phù hợp với người bị bệnh tiểu đường. Đôi khi người bị tiểu đường vì thế mà bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng này.
Khi bị bệnh người bệnh phải kiêng cữ rất nhiều thứ nên cơ thể thiếu chất trầm trọng, có thể đẩy lùi được bệnh tiểu đường thì lại mắc thêm những bệnh thiếu chất dinh dưỡng khác.
Vì vậy cần một loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà vẫn không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trong yến sào có rất nhiều các loại dưỡng chất, protein cùng hơn 18 loại acid amin, các khoáng chất như: Ca, Mg, Zn, Fe… cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi chưng yến cho người bệnh tiểu đường, chúng ta không được cho đường. Và Yến sào rất dễ chín, và nếu hầm quá lâu thì chất dinh dưỡng sẽ giảm đi đáng kể.
Vì thế, khi nấu bạn nên cho tổ Yến vào sau cùng, chỉ hầm hoặc đun tầm 10 – 15 phút để Yến chín tới mà không ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng có trong tổ yến.
Món ăn đơn giản phù hợp với người tiểu đường là Yến sào chưng đường ăn kiêng (bạn có thể thêm 2 – 3 lát gừng mỏng sẽ dễ ăn hơn).
Những người bệnh tiểu đường có thể kết hợp yến sào với những nguyên liệu phù hợp như: Thịt nạc, rau củ nhiều chất xơ, trứng… để tạo thành những món ăn bổ dưỡng…
Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm yến sào có đường như: Nước yến có đường, tổ yến chưng đường phèn.
Không chế biến các thực phẩm có quá nhiều tinh bột, glucozo hóa học vào trong các sản phẩm yến sào. Mà nên kết hợp yến với các loại rau xanh, các loại glucozo thiên nhiên, thực phẩm nhiều chất sơ như: đu đủ hầm tổ yến, tổ yến hầm hạt sen…
Nên sử dụng tổ yến một cách thường xuyên, đúng và đủ liều lượng. Tránh dư thừa khiến cơ thể phải làm việc quá mức dẫn đến kiệt sức, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập, gây bệnh.