80 lượt xem
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên biển. Nguồn tài nguyên giàu có này đã mang đến cho vùng đất này vô vàn món ăn ngon, trong đó có không ít những món ăn chỉ từng dành cho các vị vua chúa.
Yến thường làm tổ trên vách núi đá cao, người ta thường dựng những giàn giáo bằng tre theo các vách đá để lấy yến sào. Yến sào được chia thành nhiều loại như: yến huyết, yến bã trầu, yến trắng, yến vàng…
Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng…
Ngoài ra, Yến sào có tác dụng làm trong sạch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người, những bệnh nhân lao phổi nặng, yến sào có khả năng phục hồi và tiêu trừ sạch mầm bệnh cho bộ phổi.
Đồng thời, yến sào là phương thuốc hiệu quả, giúp da giữ vẻ tươi mát, mềm mại nhờ chức năng kích thích tái tạo tế bào làn da.
Bước 1 : Ngâm tổ yến trong khoảng 1 , 2 tiếng đồng hồ tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến ngâm cho đến hi tổ yến tơi ra.
Bước 2 : Tổ yến sau khi ngâm để cho ráo nước, cho vào một cái dĩa, tiến hành nhặt lông và loại bỏ tạp chất.
Bước 3: Gắp từng phần yến để vào ray và để vào 1 tô nước. Dùng muỗng khuấy nhẹ sẽ làm rớt đi những lông kim khó nhặt và hạn chế để tổ yến tiếp xúc nước thời gian lâu vì dễ làm mất đi những khoáng chất có trong tổ yến.
Bước 4: Làm lại bước 3 thêm lần nữa.
Nếu làm một lần để dùng cho nhiều lần thì phần yến sạch chưa dùng tới thì để vào ray, ráo nước rồi để vào tủ lạnh bảo quản.
Hiện nay có nhiều tour du lịch đưa khách đến tham quan Nhà Yến tại Nha Trang. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những chú chim yến thiên nhiên được dẫn dụ bay vào nhà làm tổ, nghe giới thiệu về quy trình làm tổ của chim yến, cách chế biến và công dụng của tổ yến…