Nhân sâm hầm thịt vịt – món ăn giàu giá trị dinh dưỡng

Các món ăn được chế biến từ nhân sâm ngày nay được phổ biến không chỉ bởi hương thơm tuyệt vời đặc trưng của món ăn mang lại từ nhân sâm mà còn bởi độ dinh dưỡng cao. Bởi những món ăn chế biến từ nhân sâm tươi Hàn Quốc có mùi thơm đặc trưng và rất tốt cho sức khỏe có tác dụng giúp làm tiêu chất béo, hỗ trợ kích thích việc hấp thụ các chất bổ dưỡng để tiêu hóa dễ dàng.

Nhân sâm hầm thịt vịt - món ăn giàu giá trị dinh dưỡng 1

1. Khi kết hợp nhân sâm với thịt vịt mang lại công dụng gì ?

Nhân sâm bổ phế khí, thịt vịt ích phế âm, hai thứ phối hợp có khả năng kiện tỳ ích phế, bổ huyết cường tim, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, rất thích hợp với người bị viêm phế quản mạn tính thể khí âm lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ngại nói, dễ đổ mồ hôi cả ngày và đêm, họng khô miệng khát, có cảm giác sốt nóng về chiều, lưỡi đỏ ít rêu.

2. Thực hiện món nhân sâm hầm thịt vịt

2.1 Nguyên liệu cho món ăn
  • Nhân sâm 10 – 15g.
  • Vịt 1 con (nặng chừng 700 – 800g).
  • Rượu vang 2 thìa.
  • Gia vị vừa đủ.
Nhân sâm hầm thịt vịt - món ăn giàu giá trị dinh dưỡng 2
Món canh nhân sâm hầm thịt vịt
2.2 Cách thực hiện:
  • Vịt làm sạch ướp rượu và gia vị.
  • Nhân sâm thái vụn cho vào trong bụng vịt.
  • Tất cả đem hầm nhừ, chia ăn trong vài ngày.

3. Thịt vịt không những ngon mà còn là bài thuốc Đông Y

Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Chúng ta thường làm vịt om sấu, nấu canh măng chua dịu…

Cả cái oi ả của mùa hè như dịu lại. Nhưng không đơn giản là món ăn, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích trong Đông y.

3.1 Thịt vịt có tính bình giúp giải độc

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.

“Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm.

Vị lương y này đặc biệt nhấn mạnh, ăn thịt vịt rất hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh, bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa…

Nhân sâm hầm thịt vịt - món ăn giàu giá trị dinh dưỡng 3
Thịt vịt rất giàu dưỡng chất
3.2 Hỗ trợ tốt cho tim mạch

Chưa hết, trong những tài liệu y thư cổ cũng nhận định, thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

BS Doãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cũng nhận định, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Chúc các bạn thành công với món ăn bổ dưỡng này nhé !