Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”

Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, lại còn đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông Y (Sâm- Nhung- Quế- Phụ).

1. Tác dụng làm đẹp da của nhân sâm được khoa học chứng minh

Công hiệu làm đẹp da của nhân sâm từ lâu đã được giới học thuật uy tín khẳng định, trong nhân sâm có thành phần rất công hiệu là sanopin.

Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật, chính thành phần này làm nên giá trị của nhân sâm.

Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt. Vì vậy, dù có nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là tốt nhất.

Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.

2. Công dụng của nhân sâm trong làm đẹp

Nhân sâm ngày nay không đơn giản được biết đến là một vị thuốc, hay là các sản phẩm từ nhân sâm mà nó còn được biết đến là một thành phần chính của nhiều loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng da, phấn trang điểm, các loại nước tẩy trang…Điều đó cho thấy những tác dụng nhân sâm với da sau đây của nhân sâm:

  • Nhân sâm có tác dụng phục hồi và tái tạo làn da bị hư tổn, do các nguyên nhân như trang điểm quá nhiều, do tiếp xúc với nắng gió và bụi bẩn nhiều.
  • Có tác dụng nhân sâm với da như giữ ẩm cho da, tăng độ đàn hồi
  • Nhờ tác dụng cung cấp các hoạt chất lạ cho da, chăm sóc da từ tận sâu bên trong nên nó được biết đến với công dụng là làm mờ vết thâm nám, hạn chế tàn nhang.
  • Tác dụng nhân sâm với da được ưu thích nhất đó là làm trắng sáng da, giúp bạn có làn da trắng hồn rạng rỡ
  • Mặt nạ từ nhân sâm có tác dụng giúp hút sạch bụi bẩn và bã nhờn ẩn sâu trong lỗ chân lông nên có tác dụng làm sạch da, hạn chế mụn nhọt và viêm nhiễm.
  • Hiện nay, trong các thẩm mỹ viện, các spa, nhân sâm và các sản phẩm từ nhân sâm được nhiều người ưu ai và là sự lựa chọn đầu tiên.

3. Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm

Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì). Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm…

Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí…

4. Liều lượng sử dụng nhân sâm đúng nhất

Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 – 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, ngày một thang, uống liền 2 – 3 tuần lễ.

Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30 – 35 độ trong 3 – 4 tuần là có thể dùng được. Tiếp tục ngâm lần 2 với  0,5 lít rượu trong 2-3 tuần lễ nữa).

Ngày có thể dùng  2 – 3  lần, mỗi lần 30 -50ml. Uống trước các bữa ăn, hoặc vào các buổi tối. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 – 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.

5. Lưu ý khi sử dụng nhân sâm bồi bổ sức khỏe

Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm cần có những lưu ý đặc biệt, nhất là với núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm).

Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người), người ta đã giữ nó lại.

Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.

Người có các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng đi ngoài, đầy bụng, trướng bụng…, nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối. Lúc uống nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải.