33 lượt xem
Được xem là một vị thuốc quý trong y học Phương Đông, Nhân sâm đã được bào chế và tiêu thụ rộng rãi, lợi ích của nó trong Y học đã được kiểm chứng.
Tương truyền rằng: Một hôm, có bệnh nhân nọ thắc mắc với một thầy thuốc Đông Y nói rằng Đông dược cổ truyền không thể sánh kịp với những loại thuốc thảo dược hiện nay.
Một số phương thuốc có cả vài chục vị hợp thành, lại còn kết hợp cả thuốc Tây Y, trong khi các toa thuốc Đông Y, chẳng hạn như sâm, chỉ có duy nhất một vị.
Ông bèn kể cho vị này một trường hợp bệnh nhân là một thông dịch viên qua nhiều năm làm việc nay đã cảm thấy thiếu sinh lực và yếu ớt, đến độ anh gặp khó khăn khi nói chuyện.
Anh đã thử nhiều phương thuốc nhưng vẫn không thấy khả quan. Rồi anh tìm đến ông, ông bèn cho anh ngậm một miếng sâm. Cách này làm cho triệu chứng bệnh của anh khỏi sau thời gian ngắn.
Theo cuốn “Thần Nông bản thảo kinh”, sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Nó đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng.
Khoa học hiện đại có thể phân tích hoạt chất trong các vị thuốc trong Đông Y, nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự của nó.
Thực ra, đặc tính của các hoạt chất trong Đông Y thì không thể nào tách ra được. Cũng có ý nói rằng tuy chỉ có 1 vị thuốc nhân sâm nhưng trong đó có thể chứa rất nhiều hoạt chất.
Đặc tính của y học cổ truyền nghiên cứu về bản chất của Âm và Dương (lạnh, mát, ấm và nóng) và vị của nó (ngọt, cay, mặn, chua, và đắng).
Mỗi vị có thể được chia theo bản chất và đặc tính. Ví dụ, vị ngọt có thể làm gia tăng tuần hoàn máu và tăng cường sinh lực.
Đồng thời Đông y cũng phối hợp các vị thuốc với nhau trong 1 thang thuốc theo nguyên tắc Quân -Thần- Tá- Sứ để hỗ trợ và khắc phục nhược điểm của nhau.
Đặc tính mà sâm có được là nhờ vào môi trường mà nó mọc, vậy nên sâm ở các khu vực khác nhau cũng lại có tác dụng khác nhau.
Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 đến 1.100 mét. Vì mang sinh khí của núi trời nên có thể làm cho cơ thể con người kiện tráng như núi cao vững chãi.
Chữ “sơn” tiếng Hoa đến từ quẻ “Cấn” trong Bát Quái. Quẻ này mang nhiều Âm hơn Dương và đối ứng với tính hàn lạnh của núi.
Vì thế, sâm có một chút tính hàn. Nhưng sâm mọc trên sườn núi, tức là ở bên mặt Dương của núi, vì thế sâm cũng có một chút tính Dương.
Thêm vào đó, quẻ “Cấn” thuộc về yếu tố “Thổ” mang tính ngọt, và vì thế sâm có phần tính Dương của ngọt.
Trong số các bộ phận nội tạng của chúng ta, lá lách và bụng thuộc về tính Thổ, mà theo Đông Y là gốc của năng lượng.
Vì thế, phần Dương của tính ngọt trong sâm có thể củng cố tính Dương của lá lách và bụng, theo đó mang năng lượng đến khắp toàn thân.
Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”.
Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả.
Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm…”, tức là “đau bụng uống nhân sâm…”.
Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “sẽ chết”. Sách y ngày xưa ghi: “Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng, hàn ngộ hàn tắc tử” (nhiệt bệnh mà gặp thuốc nhiệt sẽ phát cuồng, hàn chứng mà gặp thuốc hàn thì sẽ chết).
Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón… vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh.
Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm “phúc thống”. Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng tiêu chảy, đầy bụng, trướng bụng… nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng.