1098 lượt xem
Yến sào rất giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng cho người lớn, trẻ nhỏ, người bệnh và cả người khỏe mạnh. Vậy người đang mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, đang mang thai có dùng được nước yến sào không? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé !
Ăn yến có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kì. Đặc biệt với người đang mang thai (bà bầu), yến sào cung cấp 18 axit amin và nhiều protein, với các chất khoáng như Mg, Sắt, Kẽm… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu và thai nhi.
Trong những tháng đầu của thai kì, hầu hết phụ nữ đều mắc phải các triệu chứng thai nghén như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém. Ăn yến sào có tác dụng đánh bay các triệu chứng đó, kích thích ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, axit amin Tryptophan có trong yến sào giúp chống lại trầm cảm, làm tăng hưng phấn, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi cho bà bầu khi mang thai.
Đồng thời thúc đẩy quá trình cơ thể hồi phục sau sinh cho người mẹ. Đó cũng là một tiền chất của serotonin và melatonin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ và giúp cân bằng chất nitrogen cho mẹ bầu.
Các axit amin Glycine có trong yến sào làm giảm nguy cơ tiền sản giật, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở bà bầu. Nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi cũng được giảm đi, giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
Ăn yến có tác dụng tốt với bà bầu thì không cần bàn nữa. Tuy nhiên, việc dùng yến sào với thai phụ không nên bừa bãi. Cần bồi bổ vừa phải vì trong yến sào rất giàu chất dinh dưỡng.
Với bà mẹ tăng quá nhiều cân, thừa chất, không nên sử dụng. Với những trường hợp hay lạnh bụng, cần suy nghĩ kĩ trước khi bổ sung.
Có nhiều cách chế biến yến sào cho bà bầu như chưng yến với đường phèn, chưng yến mật ong, súp yến sào với bồ câu non, tổ yến sào hầm sữa, cháo tổ yến gà xé phay, cơm gà xào tổ yến….
Tùy theo khẩu vị của từng người, bạn có thể chế biến đa dạng các món ăn để phát huy tác dụng tuyệt vời của yến.
Trong các món ăn đó, chưng yến với đường phèn là cách làm phổ biến nhất do đơn giản, không cầu kì và lưu giữ lại nhiều chất dinh dưỡng trong yến.
Bạn làm sạch tổ yến, ngâm qua nước khoảng 30 phút, rồi cho vào bát, hoặc thố có nắp đậy, đổ nước ngập yến. Sau đó, cho chén yến vào giữa nồi và đun sôi liu riu tầm 25 – 30 phút. Sau khi yến mềm, gần bắc ra mới cho đường phèn vào.
Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương.
Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ…
Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.
Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí.
Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.
Với tổ yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 3gram.
Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến.
Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine – chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.
Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30 – 45 phút/ngày.