Người mắc bệnh hô hấp và hen suyễn sử dụng yến sào như thế nào ?

Yến sào có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn vì theo Đông y, yến sào có vị ngọt tính bình, tác động vào 2 kinh là phế và vị nên giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng cho cơ thể để hỗ tợ chống lại các vi khuẩn siêu vi gây nên viêm niêm mạc đường thở. Sản phẩm này mang công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng huyết rất hiệu quả.

Người mắc bệnh hô hấp và hen suyễn sử dụng yến sào như thế nào ? 1
Bệnh hen suyễn

1. Tìm hiểu về bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp, do viêm niêm mạc đường thở gây ra phù nề và co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và phản ứng trong phế quản. Căn bệnh này khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.

Bệnh hen suyễn có những triệu chứng như: Ho mãn tính, dai dẳng; Thở khò khè; Thường thấy hụt hơi khi vận động nhẹ; Dễ bị dị ứng và hay bị viêm phế quản. Khi bị hen suyễn thì người bệnh cảm thấy rất khó thở, khó chịu, cơ thể mỏi. Đối với trẻ em và người già sức lực yếu thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

2. Tác dụng của tổ yến trong điều trị hen suyễn

Yến sào có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn vì theo Đông y, yến sào có vị ngọt tính bình, tác động vào 2 kinh là phế và vị nên giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng cho cơ thể để hỗ tợ chống lại các vi khuẩn siêu vi gây nên viêm niêm mạc đường thở. Sản phẩm này mang công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng huyết rất hiệu quả.

Ngoài ra, sử dụng yến sào còn giúp tăng cường chức năng phổi, giúp bổ phổi tiêu đờm, trừ ho, hạn chế các tổn thương, hỗ trợ chữa các chứng bệnh hen suyễn, khó thở, ho mãn tính, đờm dính máu, ho ra máu….

Vì vậy yến sào được sử dụng cho những người mắc chứng ho, hen suyễn, cảm cúm, người hay hút thuốc hoặc thường xuyên phải nói: ca sĩ, MC, giáo viên….hoặc những người bị tổn thương phổi, làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

3. Chế biến món yến chưng cho người hen suyễn

3.1 Nguyên liệu:

3g tổ yến; 4 lát gừng; 300ml nước lọc; 2 – 3 thìa đường phèn.

3.2 Cách chế biến:

– Tổ yến đem làm sạch bằng cách ngâm nở rồi nhặt sạch lông và tạp chất, rửa lại bằng vài lần nước.
– Cho yến và lát gừng vào thố sứ, thêm nước rồi chưng cách thủy từ 45 – 60 phút.
– Cho đường phèn vào thố yến, đảo đều và bắc ra dùng nóng.

3.3 Cách dùng:

– Yến sào chưng đường phèn dùng cho người bị hen suyễn nên dùng nóng để giữ ấm cơ thể. Nên uống vào buổi sáng khi bụng đói để có thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả.

– Liều dùng của trẻ em bằng ½ của người lớn.

Tổ yến dùng cho người bị hen suyễn vô cùng lý tưởng. Đây là sản phẩm lành tính nên có thể sử dụng liên tục, tuy nhiên cần lưu ý đến liều lượng sử dụng, tránh lạm dụng vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người mắc bệnh hô hấp và hen suyễn sử dụng yến sào như thế nào ? 2
Món yến chưng bạch quả

4. Các món chế biến từ yến sào hỗ trợ điều trị hen suyễn

Có rất nhiều món ngon được chế biến từ yến sào vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích sự thèm ăn cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn cho trẻ, điển hình như:

  • Tổ yến chưng đường phèn thập cẩm.
  • Tổ yến chưng đường phèn sữa tươi.
  • Tổ yến chưng đường phèn táo tàu.
  • Soup yến sào hầm thịt gà.
  • Gà hầm tổ yến.
  • Yến sào hầm thịt gà.

Tuy nhiên với trẻ nhỏ không nên cho ăn yến sào quá nhiều, chỉ nên dùng với liều lượng khoảng 3 – 5gram/ngày là đủ. Đồng thời để yến sào có thể được hấp thu một cách tốt nhất, không nên cho bé ăn lúc đói, thời gian thích hợp nhất là vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.